Trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép

Cùng HDS tham khảo nội dung "Trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép" qua bài viết sau đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
  • Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
  • Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Quyền liên quan là gì?

Quyền liên quan hay còn gọi là quyền liên quan đến quyền tác giả được định nghĩa là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Trường hợp nào sử dụng quyền liên quan không phải xin phép?

Trường hợp sử dụng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Khoản 1 Điều 33 Luật sở hữu trí tuệ liệt kê hai trường hợp sử dụng quyền liên quan không xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao như sau:

  • Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

Trường hợp sử dụng không xin phép cũng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Bên cạnh những trường hợp sử dụng quyền liên quan không xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao trên thì còn tồn tại một số  trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép cũng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao được quy định tại khoản Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ gồm có:

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;
  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;
  • Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;
  • Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.

Trên đây là nội dung tư vấn, để tìm hiểu thêm các thông tin về Trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, hãy liên hệ với chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU qua thông tin liên hệ dưới đây

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/

Trân trọng!