Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Hãy cùng HDS tìm hiểu cách thức tra cứu kiểu dáng công nghiệp sau đây:

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019;
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
  • Thông tư 31/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Mục đích tra cứu thông tin về kiểu dáng công nghiệp là gì?

Thứ nhất, đối với việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trước khi đăng ký một kiểu dáng công nghiệp nào đó cần phải tiến hành tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký hoặc được bảo hộ trước đó nhằm tránh hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ của chủ thể khác;
Từ việc tra cứu đó, sẽ giúp người nộp đơn đánh giá khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp dự định đăng ký.

Thứ hai, trong quá trình sử dụng kiểu dáng công nghiệp

Trong quá trình khai thác kiểu dáng công nghiệp thì việc tra cứu sẽ giúp kịp thời phát hiện các yếu tố xâm pham đến quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của mình, Từ đó, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể tiến hành phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;

Thứ ba, các mục đích khác khi tra cứu thông tin về kiểu dáng công nghiệp

  • Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;
  • Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;
  • Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;
  • Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;
  • Tìm kiếm thị trường thích hợp;
  • Lựa chọn các đối tượng SHCN đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất.

Các tài liệu cần có để tra cứu kiểu dáng công nghiệp là?

  • Tên gọi của kiểu dáng công nghiệp cần tra cứu
  • Lĩnh vực của kiểu dáng công nghiệp
  • 02 bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp tra cứu bao gồm các ảnh trước, sau, trái, phải, trên, dưới, ảnh tổng thể kiểu dáng

Cách thức tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp trên các web như thế nào?

IP Viet Nam: là trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ; người dùng có thể tìm kiếm thông tin về các đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

Bước 1: Truy cấp vào địa chỉ website tra cứu kiểu dáng công nghiệp: IP Viet Nam

Bước 2: Nhập các dữ liệu vào trường thông tin cần tìm kiếm. Trong giao diện tra cứu của trang web này có các trường tìm kiếm khác nhau nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm theo tiêu chí, ví dụ như: Tên kiểu dáng công nghiệp; Phân loại Locarno; Tên người nộp đơn; Số đơn;........(Ảnh 1)

(Ảnh 1)

Bước 3: Tiến hành tra cứu thông tin dựa trên các dữ liệu đã tìm kiếm được (Ảnh 2)

 

Ngoài ra, còn có thể tra cứu tại một số trang web sau:

  • http://www.wipo.int/designdb/en/index.jsp: Đây là trang web tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin của hơn 2 triệu đơn/bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, trong đó có khoảng trên 80.000 đơn/bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nộp theo Thỏa ước Lahay.
  • https://www.tmdn.org/tmdsview-web/welcome: Đây là trang web tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp do EUIPO cung cấp, tại công cụ tra cứu này, người dùng tin có thể tra cứu khoảng 10 triệu tư liệu về kiểu dáng công nghiệp, được EUIPO thu thập từ hơn 60 quốc gia/tổ chức trên thế giới, trong đó có các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và các đơn nộp qua WIPO theo Thỏa ước Lahay.

Trên đây là nội dung tư vấn, để tìm hiểu thêm các thông tin về kiểu dáng công nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU qua thông tin liên hệ dưới đây

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/

>>> Xem thêm: Sở hữu trí tuệ