Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Cùng Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
  • Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2017;
  • Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Những vấn đề pháp lý cần lưu ý

  • Kiểm tra hồ sơ pháp lý địa điểm thực hiện dự án đầu tư, trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Kiểm tra tính phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý đối với địa điểm Cơ sở bán lẻ;
  • Kiểm tra chi tiết loại Hàng hóa Nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thực hiện hoạt động mua, bán;
  • Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT);
  • Kiểm tra những điều kiện khác để đảm bảo việc thực hiện thủ tục tại Cơ quan nhà nước được diễn ra thuận lợi.

3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định của pháp luật, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện kinh doanh phân phối bán lẻ hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3.1 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:

  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
  • Đáp ứng tiêu chí sau: Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động; Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước; Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

3. 2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh hàng hóa

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

- Bản giải trình có nội dung:

  • Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
  • Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  • Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
  • Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh,

- Giấy ủy quyền thực hiện công việc;

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao Giấy xác nhận không nợ thuế quá hạn của cơ quan thuế;

- Bản sao có chứng thực hoặc scan Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, cần xác nhận của Ngân hàng liên quan đến việc đã góp đủ vốn điều lệ;

- Các thông tin cần thiết liên quan đến nội dung giải trình.

4. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

4.1 Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

- Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

4.2 Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

- Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

  • Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

- Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

  • Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
  • Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(Trường hợp phải thực hiện ENT

Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.).

4.3 Hồ sơ xin lập cơ sở bán lẻ

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

- Bản giải trình có nội dung:

  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện của cơ sở bán lẻ hàng hóa;
  • Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  • Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

- Giấy ủy quyền thực hiện công việc;

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao Giấy xác nhận không nợ thuế quá hạn của cơ quan thuế;

- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, cần xác nhận của Ngân hàng liên quan đến việc đã góp đủ vốn điều lệ;

- Bản sao có chứng thực hoặc scan báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của doanh nghiệp đã được kiểm toán;

- Bản sao có chứng thực hoặc scan Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

- Bản sao chứng thực hợp đồng thuê địa điểm hoặc Cam kết thuê địa điểm và các giấy tờ chứng minh địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy phép xây dựng; Giấy tờ liên quan đến Phòng cháy chữa cháy; Giấy tờ của bên cho thuê.

 

4.4. Thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ

- Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP:
- Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương (Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trên đây là nội dung tư vấn của HDS về: "Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ". Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp như: thành lập mới, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp,... đừng ngần ngại hãy liên hệ với HDS để được giải đáp kịp thời.

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH HDS, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích to lớn như:

  • Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm tư vấn pháp lý ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp;
  • Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
  • Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
  • Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
  • Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
  • Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
  • Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
  • Phạm vi tư vấn toàn quốc.

Thông tin liên hệ