Sáp nhập doanh nghiệp

Quy định về sáp nhập doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Cùng Công ty Luật TNHH HDS giải đáp qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.

1. Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14

2. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020, sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là việc một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

3. Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp

– Trường hợp sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% thị phần của thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty nhận sáp nhập bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

– Nghiêm cấm các trường hợp sáp nhập mà trong đó công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% thị phần của thị trường liên quan, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

4. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như thế nào?

Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Lưu ý: Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định:

Hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

5. Hậu quả pháp lý sáp nhập công ty

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Trên đây là nội dung tư vấn của HDS về: "Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp" Nếu có nhu cầu tư vấn về Những rủi ro khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp - HDS LAW đừng ngần ngại hãy liên hệ với HDS để được giải đáp kịp thời.

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH HDS, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích to lớn như:

  • Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm tư vấn pháp lý ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp;
  • Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
  • Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
  • Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
  • Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
  • Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
  • Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
  • Phạm vi tư vấn toàn quốc.

Hãy liên hệ đến HDS để được tư vấn khi có nhu cầu.

Thông tin liên hệ