Quyền liên quan đến quyền tác giả

Cùng HDS tham khảo nội dung "Quyền liên quan đến quyền tác giả" qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Quyền liên quan là gì?

Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định “Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đây là quyền của các cá nhân, tổ chức thực hiện việc truyền tải, truyền đạt tác phảm tới công chúng thông qua việc biểu diễn tác phẩm, sản xuất bản ghi âm, ghi hình, và phát sóng chương trình. Từ khái niệm này có thể thấy quyền liên quan có một số đặc điểm sau:

  • Hoạt động của các chủ thể liên quan chính là hoạt động sử dụng tác phẩm đã có. Ví dụ như ca sĩ biểu diễn ca khúc, nhạc công biểu diễn bản nhạc, cá nhân hay tổ chức sản xuất đĩa ghi hình để định hình một hoặc nhiều tác phẩm ca nhạc….
  • Đối tượng được bảo hộ khi có tính nguyên gốc: Tính nguyễn gốc thể hiện ở kết quả lao động sáng tạo và mang dấu ấn cá nhân; thể hiện ở việc quyền liên quan chỉ được xác dịnh theo các đối tượng của quyền liên quan được tạo ra lần đầu tiên. Tính nguyên gốc sẽ giúp chúng ta xác định được ai là chủ thể của quyền liên quan đến quyền tác giả và từ đó có thể xác định hành vi vi phạm liên quan. Tất cả các bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng nếu không mang tính nguyên gốc đều không được thừa nhận liên quan đến đối tượng đó.
  • Quyền liên quan chỉ được bảo hộ trong thời hạn nhất định kể cả quyền nhân thân.

Như vậy, Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả

Điều kiện bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả là?

Thứ nhất, về chủ thể được bảo hộ

Căn cứ điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các tổ chức, cá nhân sau được bảo hộ quyền liên quan bao gồm:

  • Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).
  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn bao gồm: Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan; Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan; Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.
  • Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).
  • Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).

Thứ hai, đối tượng quyền liên quan được bảo hộ

Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
  • Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
  • Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
  • Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định;
  • Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
  • Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
  • Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền liên quan và nội dung quyền liên quan là?

Nội dung quyền liên quan của các chủ thể

Nội dung quyền liên quan bao gồm quyền nhân thân và quyền tác giả. Nội dung của những quyền này sẽ só sự khác nhau giữa các chủ thể:

  • Quyền của người biểu diễn

Căn cứ Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.”

  • Quyền nhân thân bao gồm:

+ Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

  • Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau:

+ Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

+ Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

+ Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Căn cứ Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

+ Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

= Được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

  • Quyền của tổ chức phát sóng

Căn cứ Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ quy định tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

+ Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

+ Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;

+ Định hình chương trình phát sóng của mình;

+ Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

+ Được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.

Trên đây là nội dung tư vấn, để tìm hiểu thêm các thông tin về Quyền liên quan đến quyền tác giả, hãy liên hệ với chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU qua thông tin liên hệ dưới đây

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/