Quay lại công ty cũ làm việc có phải thử việc không?

Chào Luật sư. Tôi nghỉ ở Công ty cũ được 1 năm, bây giờ xin quay lại làm việc. Luật sư cho tôi hỏi Công ty cũ yêu cầu tôi phải thử việc lại có đúng không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Công ty Luật TNHH HDS sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết bên dưới. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.

1. Căn cứ pháp lý

2. Có phải thử việc khi quay trở lại công ty cũ làm việc?             

Thử việc là quá trình để các bên có thể tìm hiểu lẫn nhau, người sử dụng lao động có thể đánh giá được khả năng làm việc cũng như mức độ phù hợp của người đó với công việc; còn người lao động cũng sẽ hiểu được môi trường làm việc của mình.

Vấn đề đặt ra là khi người đã từng làm việc tại một công ty đã biết về cách thức làm việc và môi trường làm việc; người sử dụng lao động cũng đã biết khả năng làm việc của người lao động, thì khi người lao động quay trở lại làm việc tại công ty cũ thì có phải làm thử việc không?

Thử việc là sự thỏa thuận giữa người lao động và sử dụng lao động. Về  bản chất khi quay trở lại công ty cũ làm việc vẫn sẽ có sự khác biệt giữa người mới và người cũ. Hơn nữa, theo thời gian thì có thể các yêu cầu về vị trí việc làm hiện tại đã có sự thay đổi so với trước đây hoặc khi quay lại làm việc người lao động lại làm việc tại một vị trí công việc khác so với trước đây.

Do đó Công ty cũ của bạn hoàn thoàn có quyền yêu cầu người lao động thực hiện quá trình thử việc như những ứng viên khác.

3. Quy định của pháp luật về thử việc

Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung sau: 

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

3.1 Thời gian thử việc 

Hai bên có thể thỏa thuận về thời gian thử việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

  • Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

3.2 Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy hiện nay pháp luật không quy định quay trở lại công ty cũ làm việc thì không phải thử việc. Tùy theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động xem khi người lao động quay trở lại công ty làm việc có cần thử việc hay không.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của HDS về: "Quay lại công ty cũ làm việc có phải thử việc không?" Nếu có nhu cầu tư vấn về quy định pháp luật lao động đừng ngần ngại hãy liên hệ với HDS để được giải đáp kịp thời.

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH HDS, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích to lớn như:

  • Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm tư vấn pháp lý ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp;
  • Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
  • Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
  • Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
  • Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
  • Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
  • Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
  • Phạm vi tư vấn toàn quốc.

Thông tin liên hệ