Nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp qua đại diện

Mỗi kiểu dáng công nghiệp là kết quả của quá trình sáng tạo và đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là một tài sản tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình thương mại hóa sản phẩm. Tuy nhiên, Doanh nghiệp lại thường đưa các kiểu dáng công nghiệp vào sản xuất ngay mà không đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp đó. Điều này, rất dễ làm mất mát tài sản trí tuệ và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

HDS Law Firm

Luật sư của HDS tự hào là một trong 297 Đại diện Sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

Trong suốt qua trình tư vấn nhiều năm qua, HDS Law đã gặp không ít trường hợp khách hàng vì nhiều lý do khác nhau mà không nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm trước khi đem ra thị trường. Hôm nay, trong bài viết này, HDS Law xin phân tích, bình luận về vấn đề này.
Các tài liệu đầy đủ trong hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
  • Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
  • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
  • Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
  • Giấy uỷ quyền (nếu cần);
  • Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
  • Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản.
  • Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
  • Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có);
  • Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
  • Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
  • Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
  • Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại) 

Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Một số lưu ý khác khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Khi tiến hành đăng ký, chủ sở hữu cần chú ý một số vấn đề sau trong đơn đăng ký kiểu dáng.
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:

  • Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
  • Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);
  • Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
  • Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;
  • Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;
  • Bản chất của kiểu dáng công nghiệp. Trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét. Không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.
Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120) mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.
Ngoài ra, phải xác định được kiểu dáng công nghiệp có nằm trong đối tượng được bảo hộ hay đối tượng bị loại trừ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay không?
Tiếp theo, trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Doanh nghiệp cần tiến hành tra cứu, đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu để một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bao gồm: Tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp.
Với 2 vấn đề cốt lõi trên, HDS Law đều có các bài viết đánh giá, hướng dẫn cụ thể.

Các bước nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Quy trình đăng ký sẽ được chủ đơn hoặc cá nhân/tổ chức được chủ đơn ủy quyền tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng. Chi tiết quy trình như sau:

  • Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký: Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không?
  • Bước 2: Phân loại và tra cứu kiểu dáng công nghiệp: Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: Sau khi tra cứu và kết luận KDCN có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo thông tin bên dưới
  • Bước 4: Nộp đơn đăng ký KDCN: Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất
  • Bước 5: Theo dõi đơn đăng ký: Đơn đăng ký KDCN sẽ có các giai đoạn thẩm định khác nhau nên chủ đơn cần chủ động theo dõi cho đến khi có được thông báo cuối cùng.

Phân tích thiệt hơn việc nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp qua đại diện.
Như vậy có thể thấy rằng, so với việc nộp đơn đăng ký bảo hộ của các đối tượng bảo hộ Sở hữu trí tuệ khác như quyền tác giả, nhãn hiệu, việc nộp đơn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho kiểu dáng công nghiệp phức tạp hơn rất nhiều.
Có thể thấy rằng, việc doanh nghiệp tự chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn là hoàn toàn có thể, điều này có thể tiết kiệm 1 khoản kinh phí cho các đại diện và đơn giản hồ sợ khi loại bỏ bớt giấy ủy quyền.a
Tuy nhiên, qua nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, theo dõi đơn cho khách hàng, HDS law thấy khi doanh nghiệp nộp đơn sẽ vấp phải các vấn đều sau:

  • Thứ nhất, vì đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp Việt Nam không có kiến thức và kinh nghiệm trong vấn đề sở hữu trí tuệ nên hồ sơ, tài liệu trong đơn thường bị thiếu sót, trình bày sai quy định, nội dung cần thể hiện trong đơn không đáp ứng yêu cầu của cục sở hữu trí tuệ. Điều này, rất dễ khiến doanh nghiệp phải bỏ thêm thời gian, công sức và kinh phí để hoàn thiện, sữa chữa theo yêu cầu của thẩm định viên.
  • Thứ hai, sau khi nộp đơn, Doanh nghiệp ít có phương thức, thời gian để liên lạc với thẩm định viên, cũng như theo dõi tình trạng đơn xem đơn đăng ký đã được chấp nhận hay bị phản đối.
  • Thứ ba, khi gặp vấn đề về mặt pháp lý, doanh nghiệp không có chuyên môn để xử lý kịp thời, nhanh chóng.

Hiện nay tại Việt Nam, thời gian thẩm định một đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp còn mất một khoảng thời gian dài, nên đến vài năm, vì vậy, những khó khắn trên lại càng khó được xử lý hơn.
Tất cả những khó khăn trên sẽ được giải quyết khi doanh nghiệp nộp đơn thông qua đại diện. Tại HDS Law, khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ,cụ thể và rõ ràng về tất cả các khía cạnh, các vấn đề đã nêu trên và các vấn đề khác phát sinh trong quá trình nộp đơn đăng ký.
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ được đội ngũ nhân viên của HDS chuẩn bị theo đúng cách thức, nội dung quy định. Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ được nhân viên nộp trực tiếp tại cục Sở hữu trí tuệ.
HDS sẽ thay mặt khách hàng theo dõi tình trạng đơn, phát hiện các vấn đề và đưa ra cách thức giải quyết nhanh chóng nhất khi đơn bị từ chối hoặc có khiếu nại.
Với đội ngũ Luật sư 15 năm kinh nghiệm về Sở hữu Trí tuệ chúng tôi cam kết sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết, khách quan nhất về khả năng bảo hộ về Kiểu dáng công nghiệp của Doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ tư vấn về các rủi ro và phương hướng giải quyết cho các vấn đề mà bạn có thể gặp phải. Hãy để HDS được đồng hành cùng bạn!

Tư vấn hợp đồng doanh nghiệp từ A đến Z tại HDS LAW

 

Xem thêm:

Trường hợp kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới khi đã bộc lộ công khai

Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới khi đã bộc lộ công khai

 

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/

 

Thông tin liên hệ:

Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012

Email: contact@hdslaw.vn

Website: https://hdslaw.vn/