Những quyền lợi của người lao động bị xâm phạm nhiều nhất

Trong quá trình làm việc theo hợp đồng lao động, người lao động luôn đối mặt trước nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi của mình. Vậy thực tế hiện nay, những quyền lợi của người lao động bị xâm phạm nhiều nhất là quyền lợi nào? 

Cùng Công ty Luật TNHH HDS giải đáp qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.

1. Căn cứ pháp lý

2. Những quyền lợi của người lao động bị xâm phạm nhiều nhất

Sau đây là những quyền lợi của người lao động mà thường bị người sử dụng lao động xâm phạm: 

2.1 Lạm dụng làm việc thêm giờ

Thời gian làm thêm là thời gian làm việc của người lao động ngoài thời gian làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm thêm như sau:

(1) Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

  • Phải được sự đồng ý của người lao động;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản (2).

(2) Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

  • Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
  • Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
  • Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
  • Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
  • Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản (2), người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy số giờ làm thêm năm với người lao động không quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm (trừ một số trường hợp được làm thêm không quá 300 giờ năm).

Nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp người lao động làm thêm giờ không được tình vào thời gian làm thêm nên vì vậy không được trả thêm tiền làm thêm giờ.

Sau khi làm thêm giờ, pháp luật có quy định sẽ có thời gian nghỉ bù hoặc không nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ nhưng hầu hết người sử dụng lao động không áp dụng quy định này gây ra nhiều thiệt thòi cho người lao động.

2.2 Không đóng bảo hiểm hoặc chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế. Như vậy, khi người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Đối với việc tham gia bảo hiểm, người lao động thường bị xâm phạm quyền lợi dưới các hình thức:

  • Thứ nhất, người sử dụng lao động thường lấy lý do tình hình kinh doanh không thuận lợi, thua lỗ nên việc đóng bảo hiểm cho người lao động trở nên khó khăn. Từ đó, người sử dụng lao động có tình kéo dài thời gian, chiếm dụng tiền bảo hiểm, chậm trễ thanh toán tiền bảo hiểm cho người lao động.
  • Thứ hai, người lao động không được đóng báo hiểm ngay khi ký kết hợp đồng lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp thường đưa ra quy định sau một khoảng thời gian nhất định sau khi làm việc tại doanh nghiệp mới được đóng bảo hiểm với lý do để đảm bảo tránh tình trạng nhảy việc của người lao động. Ví dụ như quy định người lao động chỉ được đóng bảo hiểm sau 06 tháng làm việc. Việc này, ít nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

2.3 Chậm trả lương cho người lao động

Những quyền lợi của người lao động bị xâm phạm nhiều nhất

Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc khi trả lương như sau:

  • Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Theo đó, nguyên tắc tiên quyết của việc trả lương là phải "đúng hạn và đầy đủ", do đó việc chậm trả lương là một trong những hành vi vi phạm nguyên tắc trên.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn xảy ra tình trạng chậm trả lương cho người lao động. Thậm chí thời gian chậm trả kéo dài nhưng người sử dụng lao động cũng khôngthanh toán thêm tiền chậm trả cho người lao động.

2.4 Giữ giấy tờ, bằng cấp của người lao động

Việc người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là một trong các hành vi bị cấm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Hình vi này để giúp người sử dụng lao động “trói chân” người lao động hay gây khó dễ với người lao động khi người lao động nghỉ việc. Đây là hành vi vi phạm pháp luật lao động và người lao động hoàn toàn có quyền từ chối việc cung cấp bản chính các loại giấy tờ này.

2.5 Người lao động không được trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn lao động

Theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động có nghĩa vụ tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Tình trạng mất an toàn lao động diễn ra khá phổ biến, thậm chí gây ra nhiều hậu quá nghiêm trọng. Các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí đối với các trang thiết bị bảo hộ lao động vì vậy đã không trang bị hoặc trang bị không đủ các thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho người lao động. Làm việc trong môi trường nguy hiểm mà người lao động không được trang bị đầy đủ thì tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Vì vậy, bản thân người lao động cần phải biết và đấu tranh để được cung cấp các thiết bị đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

Trên đây là nội dung tư vấn của HDS về: "Những quyền lợi của người lao động bị xâm phạm nhiều nhất" Nếu có nhu cầu tư vấn về Những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động đừng ngần ngại hãy liên hệ với HDS để được giải đáp kịp thời.

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH HDS, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích to lớn như:

  • Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm tư vấn pháp lý ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp;
  • Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
  • Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
  • Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
  • Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
  • Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
  • Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
  • Phạm vi tư vấn toàn quốc.

Hãy liên hệ đến HDS để được tư vấn khi có nhu cầu.
Thông tin liên hệ