Những hành vi xâm phạm quyền tác giả

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
  • Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
  • Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
  • Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả là?

Căn cứ Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  • Mạo danh tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp “Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân” và “Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh,
  •  Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  • Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

        Luật sở hữu trí tuệ đã liệt kê ra rất nhiều hành vi được coi là xâm phạm quyền sở hữu tác giả. Đặc biệt có những hành vi xâm phạm quyền tác giả rất phổ biến, diễn ra thường xuyên và công khai. Công ty Luật HDS chúng tôi sẽ đưa ra hai hành vi xâm phạm quyền tác phổ biến nhất, cụ thể:
        Thứ nhất, hành vi “Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả”. Đây được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất trong đời sống hành ngày. Ví dụ, hiện trạng các quán photocopy thực hiện việc sao chép các giáo trình gốc để bán cho học sinh, sinh viên với giá rẻ hơn hẳn so với giáo trình được xuất bản bởi các đơn vị xuất bản đã mua bản quyền từ tác giả được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
        Thứ hai, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm. Đây là hành vi xâm phạm đến “sự toàn vẹn của tác phẩm”. Quyền tác giả bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm , không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Cách xác định hành vi vi phạm bản quyền tác giả là?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 119/2010/NĐ-CP, một hành vi được coi là xâm phạm bản quyền tác giả khi có đầy đủ các yếu tố sau:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Trong đó, Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
  • Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
  • Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
  • Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
  • Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
  • Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hóa trái phép.

Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ
Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quyền tác giả là?

  • Xử phạt hành chính:

        Căn cứ Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử phạt hành chính. Các chế tài xử phạt hành chính bao gồm phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả ( ví dụ: Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người biểu diễn; Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;  Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số; Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm....).
        Thẩm quyền xử lý hành chính gồm nhiều cơ quan ban ngành khác nhau như: Chủ tịch UBND các cấp; Thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch; Thanh tra chuyên ngành khác; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan và Quản lý thị trường.

  • Xử lý vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hình sự

        Hành vi xâm phạm quyền tác giả còn có thể phạm tội hình sự khi đủ các yếu tố cấu thành theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan:
        “1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.”.......
Thông tin liên hệ:

Xem thêm: 

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam nộp đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp?

Tự nộp đơn hoặc thông qua đại diện được không?

 

Thông tin liên hệ:

HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU VIỆT

  • Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/