Ngày đăng 2023-07-18 16:19:12
HDS LAW FIRM
Hãy cùng HDS tìm hiểu về "Những điều cần biết về đăng ký nhãn hiệu"
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019;
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Thông tư 31/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Tra cứu nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu trước đó như thế nào?
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần kiểm tra xem nhãn hiệu của mình muốn bảo hộ có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu nộp trước đó. Việc kiểm tra này có thể sử dụng các cách sau đây:
Cách 1: Truy cập vào trang tra cứu nhãn hiệu trực tuyến: IP Viet Nam
Cách 2: Tra cứu chuyên sâu
Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu hay nâng cao là việc tra cứu nhãn hiệu dưới sự trợ giúp của các chuyên viên tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Với phương thức này, khách hàng sẽ ủy quyền cho HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU liên hệ gửi hồ sơ nhãn hiệu cần bảo hộ cho chuyên viên trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những tài liệu gì?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bào gồm:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu)
- Chủ đơn: đối với chủ đơn là cá nhân tờ khai cần kê khai chính xác họ tên, địa chỉ, số điện thoại để có thể nhận được thông báo từ Cục sở hữu trí tuệ; đối với chủ đơn là doanh nghiệp cần kê khai chính xác tên doanh nghiệp, đại chỉ trụ sở chính và số điện thoại liên hệ.
- Đại diện chủ đơn: kê khai tên đầy đủ hộ tên, địa chỉ, số điện thoại và tích và đánh dấu x vào Ô thích hợp về địa vị pháp lý của người đại diện này
- Thông tin các nhóm hàng hóa/dịch vụ cho nhãn hiệu đăng ký: Người nộp đơn sẽ phân loại sản phẩm của mình theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Nice.
- 05 Mẫu nhãn hiệu (kích thước 80mm x 80mm);
- Chứng từ đã nộp phí, lệ phí;
Lưu ý: Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu trên, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu chứng nhân nguồn gốc địa lý, nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?
Quá trình cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thầm định về hình thức (01 tháng) và công bố đơn trên Công báo ( 02 tháng kể từ khi có thông báo chấp thuận đơn hợp lệ)
- Giai đoạn 2: Thẩm định nội dung (09 – 12 tháng)
Hiệu lực của bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu là bao lâu?
- Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Ngoài ra, để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tính như thế nào?
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn
- Phí thẩm định nội dung : 550.000 đồng/đơn
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000đ
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu:
+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 180.000đ;
+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000đ.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
- Lệ phí đăng bạ: 120.000đ
- Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000đ;
Trên đây là nội dung tư vấn, để tìm hiểu thêm các thông tin về Những điều cần biết về đăng ký nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU qua thông tin liên hệ dưới đây
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/