Những điều cần biết khi thiết kế nhãn hiệu

Hãy cùng HDS tìm hiểu về "Những điều cần biết khi thiết kế nhãn hiệu"

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019;
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Cần lưu ý gì khi thiết kế nhãn hiệu?

Thiết kế nhãn hiệu phải là các dấu hiệu nhìn thấy được

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu để được bảo hộ phải được thiết kế, hình thành bởi các dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Vì vậy, khi thiết kế nhãn hiệu, người thiết kế cần chú ý  thiết kế nhãn hiệu, logo là các dấu hiệu nhìn thấy được, như vậy mới có khả năng được bảo hộ tại Việt Nam

Thiết kế nhãn hiệu phải chú ý các dấu hiệu không được bảo hộ

Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ quy định một số dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu như sau:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, khi thiết kế nhãn hiệu nên tránh các dấu hiệu kể trên.

Tránh thiết kế nhãn hiệu quá đơn giản

  • Nhãn hiệu coi là thiết kế quá đơn giản là việc nhãn hiệu dùng chỉ thiết kế bởi hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
  • Hoặc nhãn hiệu được thiết kế bởi dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
  • Nếu nhãn hiệu chỉ được cấu tạo bởi các yếu tố trên thì nó được coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ.
  • Khi thiết kế nhãn hiệu cần phải lưu ý nếu nhãn hiệu chỉ là các dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ thì cũng không được coi là có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ khác.

Nhãn hiệu không được sao chép, đạo nhái các nhãn hiệu được bảo hộ

Khi thiết kế nhãn hiệu, chủ sở hữu cần phải so sánh bản thiết kế nhãn hiệu cho sản phẩm của mình với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó. Vì nếu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ thì nhãn hiệu của mình sẽ không được bảo hộ nữa. Các thức tra cứu nhãn hiệu như sau:

  • Cách 1: Truy cập vào trang tra cứu nhãn hiệu trực tuyến: IP Viet Nam
  • Cách 2: Tra cứu chuyên sâu

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu hay nâng cao là việc tra cứu nhãn hiệu dưới sự trợ giúp của các chuyên viên tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Với phương thức này, khách hàng sẽ ủy quyền cho chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU liên hệ gửi hồ sơ nhãn hiệu cần bảo hộ cho chuyên viên trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/