Giấy phép nhập khẩu rượu ngoại

Chào Luật sư. Tôi đang có kế hoạch kinh doanh rượu nhập khẩu. Luật sư cho tôi hỏi tôi cần làm gì để xin giấy phép nhập khẩu rượu ngoại?  Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Do rượu thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuần kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan cho nênđể được nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam người nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật có liên quan. Cùng Công ty Luật TNHH HDS đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.

1. Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 105/2017/NĐ – CP về kinh doanh rượu;
  • Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.

2. Điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy phép nhập khẩu rượu ngoại

2.1 Điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu rượu

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 22 Điều 16 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:

  • Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
  • Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế;
  • Rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại;
  • Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.

2.2 Trình tự thủ tục

- Bước 1: Đăng ký công bố hợp quy

Thành phần Hồ sơ

Hồ sơ công bố hợp quy được quy định tại Điều 14 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN, theo đó có hai trường hợp:

  1. Trường hợp 1: Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);

Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

  • Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
  • Tên sản phẩm, hàng hóa;
  • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
  • Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
  • Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.

  1. Trường hợp 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);
  • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Địa điểm​ nộp hồ sơNộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành là cơ quan chuyên môn do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, giao trách nhiệm.

Thời hạn giải quyết: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; trường hợp không cấp Giấy Tiếp nhận cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp.

- Bước 2: Đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu

Thành phần Hồ sơ

Điều 21 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ xin cấp Giấy phép phân phối rượu bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  • Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:

+ Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.”

+ Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

a)Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;

b) Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

Địa điểm​ nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Bộ Công thương.

Thời hạn giải quyết: Trong vòng 15 ngày làm việc.

- Bước 3: Tiến hành đăng ký và dán tem

Thành phần Hồ sơ

Hồ sơ đăng ký mua tem rượu nhập khẩu theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 160/2013/TT-BCT gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tờ khai hải quan.
  • Đơn đề nghị mua tem rượu nhập khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 160/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính).

Lưu ý: Nêu rõ tờ khai thông quan của lô hàng và số lượng tem cần mua.Tại đơn đề nghị thể hiện rõ tên người nhận tem và các thông tin cá nhân của người này.

  • Giấy giới thiệu kèm chứng minh thư nhân dân của người thực hiện thủ tục xin mua tem.

Địa điểm​ nộp hồ sơ: Căn cứ số lượng hàng do người khai hải quan khai, Cơ quan Hải quan nơi đăng ký làm thủ tục nhập khẩu có trách nhiệm bán tem cho doanh nghiệp nhập khẩu và ghi rõ số lượng, số sêri tem thực sử dụng vào tờ khai Hải quan nhập khẩu rượu.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của HDS về: "Giấy phép nhập khẩu rượu ngoại" Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh đừng ngần ngại hãy liên hệ với HDS để được giải đáp kịp thời.

Khi sử dụng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH HDS, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích to lớn như:

  • Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm tư vấn pháp lý ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp;
  • Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
  • Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
  • Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
  • Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
  • Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
  • Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
  • Phạm vi tư vấn toàn quốc.

Thông tin liên hệ