Theo quy định hiện nay, trường hợp nào người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động? Trong trường hợp ép người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp bị xử lý như thế nào? Cùng Công ty Luật TNHH HDS giải đáp qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.
Người sử dụng chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019. Cụ thể thuộc 1 trong các trường hợp sau:
Ngoài ra, người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động bị kỷ luật sa thải. Hay một số nguyên nhân khách quan khác như do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; Chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.
Do đó, người sử dụng lao động có bất kì hành vi nào vi phạm điều kiện chấm dứt hợp động lao động theo quy định của pháp luật thì sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động mặc dù nói nó là một mối quan hệ bình đẳng. Song trên thực tế, người lao động luôn trong tình trạng thụ động và yếu thế hơn. Đã có rất nhiều trường hợp người lao động bị ép viết đơn xin nghỉ việc dẫn đến quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Pháp luật cũng đã có một số chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định định về chấm dứt hợp đồng như sau:
Pháp luật về lao động có những biện pháp xử phạt để ngăn chặn tình trạng này và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động:
Căn cứ theo Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”
Như vậy, việc ép lao động viết đơn xin thôi việc của người sử dụng lao động là hành vi trái pháp luật, bởi không thuộc các trường hợp mà người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hơn nữa hành vi bắt ép bạn tự viết đơn xin thôi việc xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Như vậy, có thể nói rằng pháp luật về lao động nói riêng và các quy định pháp luật nói chung đã có những biện pháp nhất định để bảo về người lao động những hành vi trái pháp luật của doanh nghiệp
Khi người lao động bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì có thế yêu cầu quyền lợi cho mình theo quy định của pháp luật như :
Ngoài ra, người lao động có thể tố cáo hành vi ép nghỉ việc của lao động lên phòng lao động thương binh và xã hội theo trường hợp tranh chấp lao động cá nhân với người sử dụng lao động.
Thậm chí, theo điểm a, khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015 thì trong trường hợp Tranh chấp lao động cá nhân Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động có quyền khởi kiện người sử dụng lao động ra tòa án nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân đó để được giải quyết theo trình tự tố tụng.
Trên đây là nội dung tư vấn của HDS về: "Ép người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?" Nếu có nhu cầu tư vấn về Những rủi ro khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp - HDS LAW đừng ngần ngại hãy liên hệ với HDS để được giải đáp kịp thời.
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH HDS, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích to lớn như:
Hãy liên hệ đến HDS để được tư vấn khi có nhu cầu.
Thông tin liên hệ