Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Cùng HDS tham khảo nội dung "Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp" qua bài viết sau đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);
  • Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
  • Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
  • Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp được hiểu như thế nào?

Kiểu dáng công nghiệp được định nghĩa là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm có thể là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắm ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng và được lưu thông độc lập (Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009).

Điều kiện để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?

Không phải trường hợp nào khi sáng tạo ra một kiểu dáng mới là đều có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp để được bảo hộ.

Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các điều kiện phải đáp ứng để một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bao gồm:

Thứ nhất, phải có tính mới: không được trùng lặp hay tương tự những kiểu dáng đã công khai dưới mọi hình thức trước đây;

Thứ hai, phải có tính sáng tạo: khi căn cứ vào mọi hình thức (sử dụng, mô tả bằng văn bản;…) mà có thể thấy được rằng kiểu dáng này người có hiểu biết trung bình không thể tạo ra được;

Thứ ba, phải có khả năng áp dụng trong công nghiệp: khả năng có thể sử dụng kiểu dáng công nghiệp để làm mẫu chế tạo hàng loạt sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là?

Theo Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các đối tượng sau đây sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;
  • Ngoài ra còn phải đáp ứng: đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Trên đây là nội dung tư vấn, để tìm hiểu thêm các thông tin về Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU qua thông tin liên hệ dưới đây

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/