Căn cứ theo khoản 12 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 xác định: sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng ứng dụng các quy luật tự nhiên
Sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, sáng chế phải có tính mới
Sáng chế có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
Sáng chế chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó. (điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019)
Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố. Cụ thể:
Thứ hai, Trình độ sáng tạo của sáng chế
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước và cả ngoài nước, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng (điều 61, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019).
Thứ ba, Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
Theo quy định tại điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019, một sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Để được cấp văn bằng bảo hộ, sáng chế phải đáp ứng ba điều kiện trên còn phải không thuộc các trường hợp được quy định tại điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019. Cụ thể:
Bản thân các đối tượng như đối tượng trên sẽ được bảo hộ theo quyền tác giả. Xét về bản chất, đây chỉ là những cách thức thể hiện thông tin thuần tuý, không có khả năng áp dụng công nghiệp mang vào sản xuất hàng hoạt.
Bảo hộ sáng chế có mục đích chủ yếu bảo vệ tính độc quyền sử dụng sáng chế, mang tính thương mại hóa. Ngược lại, những phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật lại là những các đối tượng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống của cả cộng đồng và xã hội. Vì vậy, để đảm bảo mục đích nhân đạo, liên quan trực tiếp đến lợi ích cộng đồng, các đối tượng này cần phải được mở rộng phạm vi sử dụng nên không thể bảo hộ độc quyền cho một chủ thể sử dụng. Như vậy, đây cũng là đối tượng không được bảo hộ sáng chế.
Ngoài ra, để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ sáng chế nói riêng, những sáng chế không được trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh (theo khoản 1 Điều 8 Luật SHTT).
=> Tóm lại, sáng chế là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, phải đảm bảo tính sáng tạo, tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp. Bên cạnh đó, để đăng ký bảo hộ sáng chế, đối tượng cũng không được thuộc các trường hợp cấm theo quy định của pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU qua thông tin liên hệ dưới đây