Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng học việc không?

Học việc xét về bản chất chính là học nghề. Tại giai đoạn này, thực tập sinh cũng có cơ hội được đào tạo, làm quen với môi trường của doanh nghiệp, thể hiện năng lực trước nhà tuyển dụng. Đây cũng được xem là giai đoạn giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực và xét xem ứng viên có phù hợp với doanh nghiệp hay không để quyết định tuyển dụng.

Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng học việc không? Cùng Công ty Luật TNHH HDS giải đáp qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.

1. Căn cứ pháp lí

2. Hợp đồng học việc là gì?

Hợp đồng học việc là một dạng của hợp đồng học nghề. Hợp đồng học việc là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa chủ sử dụng lao động với người học việc. Theo quy định hiện hành, pháp luật cho phép, người sử dụng lao động và người học việc được kí kết hợp đồng trên cơ sở phù hợp với công việc, ngành nghề.

3. Doanh nghiệp có được kí kết hợp đồng học việc không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019, học việc người học nghề để sau này làm việc cho người sử dụng lao động là việc mà người sử dụng lao động tiến hành tuyển dụng người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình. 

Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng học việc hay còn gọi là hợp đồng học nghề nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:

  • Mục đích ký kết hợp đồng là để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình. 
  • Chỉ được tuyển dụng những người học nghề phải từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì chỉ được tuyển những người từ đủ 18 tuổi trở lên ngoại trừ những người học nghề trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
  • Chỉ được tuyển dụng những người đảm bảo về sức khỏe sao cho phù hợp với yêu cầu của việc học nghề.
  • Các bên phải giao kết hợp đồng đào tạo theo quy định của luật.
  • Doanh nghiệp không được thu học phí học nghề của người học nghề. 
  • Cho phép các doanh nghiệp được tuyển người vào học nghề để sau này làm việc cho mình mà không cần phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

4. Nội dung của hợp đồng học việc

Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng học việc không?

Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng đào tạo nghề sẽ có những nội dung cơ bản như sau:

  • Tên, địa chỉ của bên nhận học việc; họ và tên, nơi cư trú, ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân/số Thẻ căn cước công dân/số hộ chiếu của người đại diện thực hiện giao kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ và tên, nơi cư trú, ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân/số Thẻ căn cước công dân/số hộ chiếu của người học nghề;
  • Nghề đào tạo. Trong đó nêu rõ công việc, ngành nghề đào tạo, học nghề giữa các bên;
  • Địa điểm của việc học nghề;
  • Thời gian, thời hạn quá trình học nghề:

Thời gian học nghề (học việc) được xác định là khoảng thời gian mà người sử dụng lao động truyền đạt, hướng dẫn cho người học nghề những kỹ năng cơ bản, cách hoàn thành công việc để sau này được làm việc chính thức. Trên thực tế, có nhiều vị trí việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, phức tạp dẫn đến người sử dụng lao động cần phải chỉ dạy cho người lao động trong khoảng thời gian dài hoặc có thể không xác định được thời gian cụ thể. Chính vì vậy hiện nay pháp luật lao động không có quy định nào quy định chi tiết thời gian học nghề là bao lâu mà sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Khi hết thời gian học nghề mà người học nghề đảm bảo được các điều kiện thành người lao động chính thức thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động hoặc có thể tiếp tục gia hạn thời hạn học nghề, học việc. 

  • Tiền lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) trong thời gian học nghề. Đối với tiền lương trong quá trình học việc pháp luật cũng không ấn định một mức tối thiểu mà các bên có thể tự thỏa thuận và thương lượng với nhau. Việc trả lương sẽ được áp dụng nếu trong quá trình học việc người học nghề trực tiếp tham gia lao động hoặc có sự hỗ trợ người lao động chính thức. 
  • Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động;
  • Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề, học việc phải được lập dưới hình thức bằng văn bản và phải được làm thành 02 bản, người sử dụng người học nghề và người học nghề mỗi bên giữ 01 bản.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của HDS về: "Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng học việc không?" Nếu có nhu cầu tư vấn về quy định pháp luật lao động đừng ngần ngại hãy liên hệ với HDS để được giải đáp kịp thời.

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH HDS, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích to lớn như:

  • Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm tư vấn pháp lý ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp;
  • Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
  • Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
  • Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
  • Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
  • Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
  • Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
  • Phạm vi tư vấn toàn quốc.

Thông tin liên hệ