Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Cùng HDS tham khảo nội dung "Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp" qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bố sung năm 2019;
  • Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

  • Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. 
  • Các sản phẩm có thể là đồ dùng, vật dụng, các thiết bị, phương tiện, máy móc, các bộ phận để hợp thành sản phẩm, có kết cấu rõ ràng, được sản xuất và lưu thông một cách độc lập.
  • Kiểu dáng công nghiệp có vẻ đẹp và tính độc đáo, do đó thường có chức năng thu hút sự chú ý, hấp dẫn người khác.

Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?

Một kiểu dáng công nghiệp đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bố sung năm 2019 sẽ được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, có tính mới.

  • Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó có sự khác biệt đáng kể so với những kiểu dáng công nghiệp khác đã được công bố hay sử dụng dưới mọi hình thức, kể cả trong nước lẫn nước ngoài.
  • Hai kiểu dáng công nghiệp được xem là có sự khác biệt đáng kể nếu sự khác biệt về đặc điểm bên ngoài giúp mọi người dễ dàng nhận diện sản phẩm, dễ ghi nhớ và dùng để phân biệt tổng thể của hai kiểu dáng công nghiệp đó.

Thứ hai, có tính sáng tạo.

  • Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu so với những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới các hình thức khác nhau ở trong nước và nước ngoài, kiểu dáng công nghiệp đó không được tạo ra một cách dễ dàng đối với những người có hiểu biết và trình độ trung bình. Hay nói cách khác, kiểu dáng công nghiệp đó là kết quả của sự sáng tạo của tác giả, không phải bất cứ ai cũng có thể tạo ra.
  • Việc quy định tính sáng tạo là điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như một sự bảo vệ cho những nỗ lực sáng tạo của tác giả.

Thứ ba, Có khả năng áp dụng công nghiệp

  • Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Nói cách khác, kiểu dáng công nghiệp đó phải có tính áp dụng trong thực tiễn.
  • Bất cứ một sản phẩm nào được tạo ra đều phục vụ cho đời sống thực tiễn của con người, do đó, kiểu dáng công nghiệp được tạo ra cần được áp dụng để sản xuất ra các sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó.
     

Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam gồm có?

Không phải bất cứ kiểu dáng công nghiệp nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên đều được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Luật Sở hữu trí tuệ cũng có quy định về một số đối tượng không được bảo hộ với tư cách là kiểu dáng công nghiệp như:

  • Hình dáng bên ngoài được quyết định hoàn toàn bởi chức năng của sản phẩm;
  • Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là?

Theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bố sung năm 2019, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

  • Tác giả, là người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp đó bằng chính sức lao động và kinh phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí để thuê người thực hiện công việc sáng chế, tạo ra kiểu dáng công nghiệp (nếu hai bên có sự thoả thuận);
  • Nếu trường hợp nhiều tổ chức, cá nhận cùng sáng chế hay đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp đó. Với điều kiện được ủy quyền hoặc được các tổ chức, cá nhân còn lại đồng ý.

=>Tóm lại, kiểu dáng công nghiệp là một loại tài sản có giá trị về vật chất và tinh thần. Được bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp là quyền của các chủ thể có liên quan. Do đó, mọi người nên tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp để được pháp luật bảo hộ trong trường hợp có sự xâm phạm quyền lợi của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU qua thông tin liên hệ dưới đây

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/