Ngày đăng 2023-07-18 16:23:23
HDS LAW FIRM
Hãy cùng HDS tìm hiểu về "Đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế tại Việt Nam"
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Giải pháp hữu ích là gì?
Không có một quy định cụ thể nào định nghĩa rõ ràng giải pháp hữu ích là gì mà chỉ định nghĩa chung đối với sáng chế, giải pháp hữu ích tại Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, tức là sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Theo Khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng đủ 02 điều kiện:
- Có tính mới;
- Và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Chủ thể nào có quyền đăng ký bảo hộ?
Tương tự như chủ thể đăng ký Bằng độc quyền sáng chế, chủ thể đăng ký Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (theo Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ) gồm:
- Tổ chức, cá nhân: Có thể là tác giả tạo ra sáng chế hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc;
- Do chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Đối với trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế: các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích như thế nào?
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ, tài liệu được quy định tại Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, bao gồm:
- 02 tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu sẵn;
- 02 bản mô tả sáng chế gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).
- 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích (không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài những giấy tờ trên, có thể có các giấy tờ khác tùy vào từng trường hợp cụ thể:
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua người/bên đại diện);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Địa điểm nộp hồ sơ
Cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại Hà Nội hoặc ở Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thời hạn giải quyết
- Thời hạn thẩm định và có kết quả có thể kéo dài từ 9 -12 tháng.
- Thời hạn bảo hộ giải pháp hữu ích là 10 năm
Trên đây là nội dung tư vấn, để tìm hiểu thêm các thông tin về sở hữu trí tuệ đối với giải pháp hữu ích, hãy liên hệ với chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU qua thông tin liên hệ dưới đây
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/