Cover lại bài hát có phải xin phép?

Quy định về đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam?

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
  • Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
  • Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
  • Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bản chất pháp lý của việc “Cover lại bài hát”

Cover bài hát được hiểu là làm mới, làm lại một tác phẩm âm nhạc theo phong cách của mình. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, “tác phẩm âm nhạc” làm một trong các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, tác giả của một tác phẩm âm nhạc có đủ các quyền tác giả bao gồm:
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

Như cách hiểu trên, bài hát cover có thể được người hát trình bày theo một phong cách khác với bản gốc hoặc trên một trên nhạc đã được làm khác đi một phần so với bản gốc….

Vì vậy, khi cover lại bài hat người hát sẽ vô tình xâm phạm đến một số quyền tác giả như quyền “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén”hay quyền “Biểu diễn tác phẩm trước công chúng”.
Đặc biệt là khi hiện nay, việc cover thường được diễn ra trên sóng livestream, hay trên các nên tảng mạng xã hội như Yotube....Nhiều video cover được hàng chục triệu lượt xem và có khả năng mang lại giá trị tài chính cho người cover bài hát đó.

Cover bài hát có phải xin phép tác giả?

Như phân tích về bản chất pháp lý của hành vi cover lại bài hát ở trên, một tác phẩm âm nhạc sẽ được bảo hộ về quyền tác giả, chính vì vậy, việc sử dụng một tác phẩm âm nhạc trong đó có việc cover lại tác phảm âm nhạc sẽ phải xin phép tác giả.
Trừ một số trường hợp không cần phải xin phép theo quy định của pháp luật như:

  • Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
  • Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
  • Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy.

Xử lý hành vi vi phạm khi cover lại bài hát mà không xin phép

Hành vi cover không được phép của tác giả có thể bị phạt hành chính theo quy định của Nghị định 131/2013/NĐ-CP như :
Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
…….
Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định..
.... “
Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
…..”

 

Thông tin liên hệ:

HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU VIỆT

  • Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/