Chuyển nhượng quyền tác giả

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bố sung năm 2019
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP của chính phủ ngày 23 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Trong đó, tác phẩm được hiểu là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Như vậy, ta có thể hiểu đối tượng của quyền tác giả là các loại tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Nội dung quyền tác giả

Quyền tác giả bao gồm quyền về nhân thân và quyền về tài sản. Trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu thì sẽ có cả hai quyền trên. Theo quy định tại điều 19, điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bố sung năm 2019, nội dung quyền tác giả cụ thể như sau :
Thứ nhất, quyền nhân thân bao gồm:

  • Quyền đặt tên cho tác phẩm;
  • Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Thứ hai, quyền tài sản bao gồm:

  • Quyền tạo ra tác phẩm phái sinh;
  • Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Quyền sao chép tác phẩm ; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

=> Luật pháp bảo vệ quyền tác giả bằng cách quy định chỉ có tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền khác khai thác, sử dụng. Việc một tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cũng như các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
        Vì vậy, khi một chủ thể không phải chủ sở hữu muốn sử dụng các quyền trên phải được chủ sở hữu hoặc người có quyền chuyển nhượng quyền tác giả.

Thế nào là chuyển nhượng quyền tác giả?

        Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền tài sản, quyền công bố tác phẩm theo quy định tại khoản 3 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bố sung năm 2019 cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Phạm vi quyền tác giả có thể chuyển nhượng là?

        Theo quy định hiện hành, chủ sở hữu, tác giả có quyền nhượng toàn bộ quyền tác giả ngoại trừ quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Quyền nhân thân là những quyền gắn với bản thân tác giả nên không thể chuyển giao.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả bao gồm những nội dung gì?

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, là một dạng hợp đồng dân sự trên cơ sở thỏa thuận của các bên về việc chuyển nhượng một hay một số quyền nhân thân hoặc quyền tài sản cho bên được chuyển nhượng theo hình thức, phạm vi, thời hạn… được hai bên xác định trong hợp đồng.
Do đối tượng của hợp đồng là những quyền năng mang tính chất vô hình nên việc “chuyển giao” ở đây thể hiện sự chuyển giao về mặt pháp lí. Theo quy định tại khoản 1 điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bố sung năm 2019, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải đảm bảo năm nội dung chủ yếu sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Bên được chuyển nhượng sẽ được sở hữu đối với đối tượng của hợp đồng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực hoặc kể từ thời điểm các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
=> Tóm lại, quyền tác giả là một loại quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng quyền tài sản sang cho chủ thể khác trên cơ sở thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Tuy nhiên, dù có thỏa thuận, các bên vẫn không thể được chuyển nhượng một số quyền nhân thân gắn liền với tác giả.

Xem thêm:

Hồ sơ đơn đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN thì tôi cần chuẩn bị những tài liệu gì? Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là bao lâu?

Những nội dung chủ yếu trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp?

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp?

 

Thông tin liên hệ:

HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU VIỆT

  • Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/