Chuyển nhượng nhãn hiệu

Hãy cùng HDS tìm hiểu về "Chuyển nhượng nhãn hiệu"

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019;
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Thế nào là chuyển nhượng nhãn hiệu?

Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác.

Theo bộ luật dân sự, nhãn hiệu là quyền tài sản vì vậy chủ sở hữu được quyền chuyển nhượng. Mục 1 Chương X Luật sở hữu trí tuệ có quy định về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nói chung và chuyển nhượng nhãn hiệu nói riêng.

Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có những hạn chế gì?

Căn cứ Điều 142 Luật sở hữu trí tuệ, đối với nhãn hiệu có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng như sau:

  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Hình thức chuyển nhượng nhãn hiệu gồm có?

Khoản 2 Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ quy định việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức văn bản, được gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa hai bên, theo đó bên chuyển nhượng chuyển quyền sở hữu độc quyền sở hữu công nghiệp sang cho bên được chuyển nhượng, còn bên được chuyển nhượng phải thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng theo thỏa thuận. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng có nội dung chủ yếu như sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng: đó là văn bằng bảo hộ mà bên chuyển nhượng là chủ văn bằng.
  • Đối tượng chuyển nhượng: đối tượng chuyển nhượng ở đây là nhãn hiệu.
  • Giá chuyển nhượng: giá chuyển nhượng do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp bên chuyển nhượng là tổ chức nhà nước hoặc có vốn Nhà nước thì giá chuyển nhượng không được thấp hợp mức tối thiểu theo quy định. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức nhà nước hoặc có vốn nhà nước thì giá chuyển nhượng không được cao hơn mức tối đa theo quy định.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng: Các bên có thể thảo thuận về những quyền và nghĩa vụ.

Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?

Sau khi các bên ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, để được công nhận thì theo quy định của pháp luật hợp đồng chuyển nượng quyền sở hữu nhãn hiệu phải được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Căn cứ điều 149 Luật sở hữu trí tuệ, hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (02 bản)
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng, kể cả phụ lục (nếu có). Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác thì phải dịch ra tiếng Việt.
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu chung;
  • Giấy phép kinh doanh của bên nhân chuyển nhượng;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Nơi nộp hồ sơ: Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng)

Phí, lệ phí chuyển nhượng nhãn hiệu là?

Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký); Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn (550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ) và phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu chuyển nhượng).

Trên đây là nội dung tư vấn, để tìm hiểu thêm các thông tin về Chuyển nhượng nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi - HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU qua thông tin liên hệ dưới đây

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/