Ngày đăng 2023-07-18 14:28:59
HDS LAW FIRM
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được hiểu như thế nào?
Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 định nghĩa chung về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tĩnh hợp bán dẫn).
Theo đó, chuyển quyền sử dụng sáng chế được hiểu là việc chủ sở hữu sáng chế (bên chuyển giao) cho phép tổ chức, cá nhân khác (bên nhận chuyển giao) sử dụng sáng chế thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Vì sao chuyển giao quyền sử dụng sáng chế?
Có ba ưu điểm lớn của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được liệt kê dưới đây, bao gồm:
- Chủ sở hữu sáng chế độc quyền có quyền sử dụng sáng chế trong thời gian bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam và không ai khác có quyền sử dụng với mục đích thương mại do pháp luật không cho phép. Vì vậy, muốn sử dụng sáng chế đang trong thời hạn bảo hộ chỉ có thể được chủ sở hữu sáng chế cho phép, thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;
- Chuyển quyền sử dụng sáng chế là một hình thức khai thác sáng chế, chủ sở hữu sáng chế thu về một khoản phí (phí chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không thông qua việc sử dụng trực tiếp sáng chế;
- Góp phần phổ biến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu – triển khai, hạn chế độc quyền và thúc đẩy tạo ra công nghệ mới.
Ai có quyền chuyển giao?
Thứ nhất, là chủ sở hữu sáng chế;
Thứ hai, là người được chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng sáng chế và cho phép chuyển quyền sử dụng thứ cấp (tiếp tục chuyển quyền sử dụng).
Tuy nhiên, người chuyển quyền sử dụng chỉ được phép chuyển giao quyền thuộc về mình, nếu thuộc sở hữu chung thì việc chuyển giao cần được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu.
Các dạng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các dạng hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế gồm có:
- Hợp đồng độc quyền (bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng cho một bên thứ ba nào khác nếu không có sự cho phép của bên được chuyển quyền);
- Hợp đồng không độc quyền (bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng sáng chế và quyền ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế không độc quyền với người khác);
- Hợp đồng sơ cấp (bên giao là chủ sở hữu sáng chế);
- Hợp đồng thứ cấp (bên giao là người được chuyển quyền sử dụng và được chủ sở hữu sáng chế cho phép chuyển quyền sử dụng thứ cấp theo một hợp đồng khác).
Xem thêm:
Phân loại sáng chế
Thời hạn xử lý đơn đăng ký sáng chế
Viết bản mô tả sáng chế
Lưu ý khi viết bản tóm tắt sáng chế
Thông tin liên hệ:
HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU VIỆT
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/