Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM
Gửi mail cho chúng tôi :
contact@hdslaw.vnGọi ngay cho chúng tôi:
+84 2436 279 5552022-04-14
Sáp nhập doanh nghiệp được biết đến là 1 hình thức tập trung kinh tế, trong đó 1 hoặc 1 số doanh nghiệp được sáp nhập vào 1 công ty khác bằng cách chuyển tất cả tài sản của công ty, chuyển chuyền và nghĩa vụ lẫn lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập, chính thức chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Để tìm hiểu cụ thể về các hình thức sáp nhập doanh nghiệp cũng như các vấn đề về pháp lý hoạt động sáp nhập doanh nghiệp, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của HDS Law!
Một số ưu điểm mà sáp nhật doanh nghiệp đem đến như:
Giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tăng quy mô sản xuất
Tăng phạm vi phân phối cho sản phẩm, dịch vụ
Thêm được dây chuyền sản xuất.
Tận dụng được các mối quan hệ khách hàng và tăng thị phần
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Phát triển nhiều khách hàng mới
Tạo ra cơ hội kinh doanh mới
Tuy có những lợi ích lớn nhưng sáp nhập doanh nghiệp cũng có những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, do đó các chủ doanh nghiệp cần phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn hình thức sáp nhập hợp lý để có thể tiến hành thuận lợi, hiệu quả và hạn chế rủi ro.
>>> Đừng bỏ qua: Những rủi ro khi mua lại doanh nghiệp bạn phải lường trước
Dựa trên những đặc điểm và tính chất mà có thể chia việc sáp nhập doanh nghiệp thành 6 hình thức chính như sau:
Theo hình thức này được chia thành các hình thức như: sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang, sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc và sáp nhập doanh nghiệp kết hợp.
Hình thức sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang: được hiểu là hình thức sáp nhập của các doanh nghiệp cùng ngành có sự cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau. Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này tương đồng nhau nên khi sáp nhập sẽ giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí phải bỏ ra và tăng hiệu quả kinh doanh hơn.
Hình thức sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc: đây là hình thức sáp nhập dựa trên các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau của việc sản xuất và tiếp cận thị trường, đem đến những ưu điểm như tăng chất lượng của sản phẩm, giảm các chi phí trung gian và giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Hình thức sáp nhập doanh nghiệp kết hợp: được hiểu là sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khác nhau, từ đó hình thành nên 1 tập đoàn lớn. Nhờ việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh mà có thể giảm các rủi ro và tăng lợi nhuận kinh doanh hơn.
Được chia thành 2 hình thức chính là: sáp nhập doanh nghiệp trong nước và sáp nhập doanh nghiệp quốc tế.
Hình thức sáp nhập doanh nghiệp trong nước: hình thức này được diễn ra từ các doanh nghiệp trong cùng 1 quốc gia hoặc trong cùng 1 vùng lãnh thổ.
Hình thức sáp nhập doanh nghiệp quốc tế: hình thức này được diễn ra giữa các doanh nghiệp đa quốc gia/ Trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay thì hình thức này đang được diễn ra phổ biến nhất.
>>> Đừng bỏ qua: Nhận diện những yếu tố ảnh hướng đến định giá doanh nghiệp
Được chia thành 5 hình thức chính như sau:
Sáp nhập doanh nghiệp ngang: diễn ra giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp, có cùng phân khúc thị trường và khách hàng.
Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc: diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng chuỗi cung ứng các sản phẩm và dịch vụ.
Sáp nhập doanh nghiệp mở rộng thị trường: hình thức này diễn ra giữa các công ty kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ, tuy nhiên ở những thị trường khác nhau.
Sáp nhập doanh nghiệp mở rộng sản phẩm: diễn ra với các doanh nghiệp bán sản phẩm khác nhau, tuy nhiên trong 1 thị trường vẫn có sự liên quan đến nhau.
Sáp nhập kiểu tập đoàn: diễn ra giữa các công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh với nhau nhưng cần đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, với mục đích hình thành nên 1 tập đoàn lớn.
Sáp nhập mua doanh nghiệp:là hình thức diễn ra khi doanh nghiệp này mua lại 1 doanh nghiệp khác thông qua tiền mặt hoặc các công cụ tài chính, không tạo ra 1 pháp nhân mới.
Sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp: hình thức sáp nhập này sẽ tạo ra 1 pháp nhân mới.
Hình thức sáp nhập thâu tóm cổ phiếu: được thực hiện thông qua việc mua gom cổ phiếu hoặc chuyển đổi cổ phiếu.
Hình thức sáp nhập thâu tóm tài sản: được thực hiện thông qua việc mua lại các tài sản của doanh nghiệp, mua nợ hoặc mua dự án bất động sản.
Sáp nhập doanh nghiệp thân thiện: dựa trên sự đồng ý và ủng hộ của công ty vị sáp nhập và xuất phát từ lợi ích chung của 2 bên.
Sáp nhập doanh nghiệp thù nghịch: hình thức này công ty bị sáp nhập không đồng ý và phản đối giao dịch sáp nhập, có sử dụng các biện pháp để ngăn cản sự thâu tóm công ty.
Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020, bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Luật cạnh tranh 2018 số 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018, bắt đầu có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2019
>>> Xem thêm: Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Lựa chọn địa chỉ nào uy tín, tư vấn sáp nhập doanh nghiệp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí? HDS Law với nhiều năm kinh nghiệm và đã hỗ trợ thành công nhiều khách hàng sẽ là địa chỉ mà bạn nên cân nhắc.
Công ty Luật TNHH HDS (“HDS”) xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Sau đây chúng tôi xin cũng cấp những thông tin chi tiết về các loại phí, lệ phí của Đăng kí Nhãn hiệu.
Chỉ dẫn địa lý là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin pháp lý hữu ích về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Điều kiện, thủ tục, quy trình thành lập văn phòng đại diện nước ngoài là gì? Nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thành lập văn phòng đại diện nước ngoài ở công ty nào?