Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết như thế nào?

Cơ sở pháp lýQuy định về đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam?

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);
  • Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Nhãn hiệu liên kết là gì?

Khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định rằng: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Theo quy định này, nhãn hiệu liên kết sẽ phải đáp ứng các yêu cầu:

  • Do một chủ thể đăng ký;
  • Trùng hoặc tương tự nhau về hình thức;
  • Các nhóm sản phẩm dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau.

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết so với đăng ký nhãn hiệu thông thường

Điểm e khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định này, khi một nhãn hiệu đã được đăng ký, nếu chủ thể đăng ký muốn đăng ký một nhãn tương tự (gần giống) với nhãn hiệu cũ thì nếu đăng ký bình thường sẽ bị chính nhãn đăng ký trước đối chứng dẫn tới nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ nên sẽ đăng ký theo hình thức nhãn hiệu liên kết.

Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết

Hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu liên kết (Theo mẫu của Cục Sở hữu Trí Tuệ, mẫu này cũng tương tự như đăng ký nhãn hiệu) (02 tờ khai), cần đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận);
  • Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hóa, dịch vụ tuân theo quy định sau đây:

>> Phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
>> Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hóa, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết, mà phải tuân theo quy định chung về đánh giá khả năng phân biệt.

  • Mẫu nhãn hiệu cần chuẩn bị đăng ký (05 mẫu);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Quý khách.
     

Lưu ý: Trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu, cần phải chỉ rõ nhãn hiệu đang đăng ký là nhãn hiệu liên kết, hàng hóa, dịch vụ có liên kết.]

  • Và tài liệu nộp phí, lệ phí

Nơi nộp hồ sơ
Cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại Hà Nội hoặc ở Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thời hạn giải quyết
Thời hạn thẩm định và có kết quả có thể kéo dài từ 9 -12 tháng.

 

Thông tin liên hệ:

HDS BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU VIỆT

  • Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, Tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: (024)36 279 555 - 0914 646 357 - 0901737012
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/