1
Chat Facebook với Chúng tôi

Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM

Gọi ngay cho chúng tôi:

+84 2436 279 555

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

2021-07-17

Căn cứ pháp lý

   - Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
  - Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Quy định về Đăng ký doanh nghiệp
  - Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoặc và Đầu tư ban hành.

Trình tự, thủ tục

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm như sau: 
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
(2)  Điều lệ công ty (áp dụng với tất cả các loại hình doanh nghiệp trừ Doanh nghiệp tư nhân).
(3) Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty Cổ phần) và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Nếu cổ đông công ty là cá nhân/ tổ chức nước ngoài). 
(4) Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên/ cổ đông/ chủ sở hữu công ty là tổ chức). 
(5)  Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân: 
+  CMND/ CCCD/ Hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ tương đương đối với cá nhân là chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên)/ các thành viên công ty (Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty hợp danh)/ các cổ đông (đối với công ty cổ phần);  Người đại diện theo pháp luật của công ty và người đại diện theo ủy quyền của tổ chức. 
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép thành lập hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương nếu là tổ chức.  
(6) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được lập bởi nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành
(7) Văn bản ủy quyền hợp lệ cho người đi nộp hồ sơ (Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức). 
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố. 
Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Kết quả: Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp

Bước 2:  Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp không Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp thì theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3:  Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự mình khắc dấu và thông báo mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia và Cấp thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp được biết.

Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Sau khi có thông báo chấp thuận mẫu dấu, công ty cần tiếp tục tiến hành thủ tục mở tài khoản ngân hàng và đăng ký thông báo tài khoản ngân hàng lên Sở kế hoạch đầu tư.
 
Trên đây là những thông tin hướng dẫn quy trình - thủ tục thành lập doanh nghiệp trong nước. Nếu khách hàng còn có bất kỳ băn khoăn hay gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục pháp lý, xin vui lòng liên hệ Công ty TNHH Luật HDS.

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan