Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM
Gửi mail cho chúng tôi :
contact@hdslaw.vnGọi ngay cho chúng tôi:
+84 2436 279 5552021-07-17
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13;
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư
- Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 78/2015
Pháp luật Việt Nam có nhiều thay đổi lớn liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư từ năm 2005 đến nay. Cụ thể Luật Đầu tư được thay đổi vào năm 2014, Luật Doanh nghiệp thay đổi vào năm 2014 đã tạo nên nhiều thay đổi trong cả nội dung lẫn thủ tục.
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 74 Luật Đầu tư 2014 và Điều 59 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư thì nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương vẫn có hiệu lực và có giá trị như Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định mới. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục thực hiện dự án của mình theo nội dung ghi nhận trên những loại giấy tờ này.
Trong trường hợp doanh nghiệp có một số thay đổi thì phải thực hiện thủ tục “tách giấy”, theo quy định tại Điều 63 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, cụ thể là:
- Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Thay đổi đồng thời nội dung đăng ký kinh doanh và nội dung dự án đầu tư;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi đặt dự án
Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Thông tin của người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH và công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên là cá nhân hoặc tổ chức của công ty TNHH;- Vốn điều lệ.
Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Giấy đề nghị bổ sung cập nhật theo mẫu II-18 tại thông tư 02/2019/TT-BHKĐT
- Danh sách thành viên (cổ đông) trong công ty
- Danh sách đại diện theo ủy quyền của công ty
- Bản sao GCN đầu tư, GCN đăng ký mã số thuế
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc văn bản ủy quyền làm thủ tục
Trường hợp thay đổi đồng thời nội dung đăng ký kinh doanh và nội dung dự án đầu tư:
Doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thực hiện điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
-Giấy đề nghị bổ sung cập nhật theo mẫu II-18 tại thông tư 02/2019/TT-BHKĐT
-Danh sách thành viên (cổ đông) trong công ty
-Danh sách đại diện theo ủy quyền của công ty
-Bản sao GCN đầu tư, GCN đăng ký mã số thuế
-Hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc văn bản ủy quyền làm thủ tục
Điều chỉnh nội dung dự án đầu tư:
Nếu có thay đổi tên dự án đầu tư, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc thay đổi tên nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi.
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
- Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh.
Kết quả
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã thay đổi
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu để được bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ thì cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước va được Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ). Trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu muốn chấm dứt hiệu lực bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy, liệu có được chấm dứt hiệu lực bảo hộ hay không và thủ tục như thế nào?
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các sáng chế được tạo ra ngày càng nhiều để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc bảo hộ quyền sáng chế được rất nhiều người quan tâm. Những sáng chế này không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn ra thế giới. Để bảo hộ sáng chế của mình ở đấu trường quốc tế, các chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện việc đăng ký sáng chế quốc tế. Vậy để đăng ký sáng chế quốc tế chúng ta cần phải làm gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Việc bảo hộ các sáng chế sẽ thục đẩy, khuyến khích mọi người tích cực trong việc sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm, quy trình hiệu quả và ưu việt. Vậy phải làm gì để đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế tại Việt Nam.