Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM
Gửi mail cho chúng tôi :
contact@hdslaw.vnGọi ngay cho chúng tôi:
+84 2436 279 5552022-04-14
Hiện nay, việc thẩm định giá một doanh nghiệp thường được quan tâm rất lớn. Thẩm định giá của một doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định tài sản doanh nghiệp. Nhờ các cách định giá doanh nghiệp đưa ra giá trị chính xác, các bên giao dịch, đối tác có thể thỏa thuận với nhau về giá tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công. Việc định giá tài sản sẽ đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên khi giao dịch. Tìm hiểu về 4 phương pháp định giá doanh nghiệp chuẩn nhất qua bài viết này của HDS Law.
Phương pháp tỷ số bình quân ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp và cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp đem ra so sánh.
Các doanh nghiệp so sánh là những doanh nghiệp thỏa mãn được các điều kiện cụ thể như sau:
Có sự tương đồng, tương tự với các doanh nghiệp đang cần thẩm định giá trong một số yếu tố như ngành nghề kinh doanh chính, rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh hay các chỉ số về tài chính công khai.
Có các thông tin về cổ phần được giao dịch thành công trên thị trường tại thời điểm cần thẩm định giá. Có thể là các thông tin cổ phần được giao dịch thành công gần với thời gian thẩm định giá nhưng không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định.
Trong phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp này, các tỷ số thị trường xem xét bao gồm: tỷ số giá trên thu nhập bình quân, tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân, tỷ số giá trên doanh thu bình quân, tỷ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao bình quân….
Ngoài ra, để thực hiện phương pháp định giá doanh nghiệp theo tỷ số bình quân cần ít nhất 03 doanh nghiệp so sánh, ưu tiên các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán.
>>> Đừng bỏ qua: Những rủi ro khi mua lại doanh nghiệp bạn phải lường trước
Phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá giao dịch là phương pháp thẩm định cần thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của doanh nghiệp đang cần thực hiện thẩm định giá.
Doanh nghiệp có ít nhất 03 giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường có thể áp dụng cách định giá doanh nghiệp này. Ngoài ra, thời điểm giao dịch diễn ra không quá 01 năm so với thời điểm thẩm định giá của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc áp dụng cách định giá doanh nghiệp theo giá giao dịch, thẩm định viên cần đánh giá và xem xét việc điều chỉnh giá giao dịch thành công cho phù hợp đối với thời điểm cần được thẩm định giá nếu cần thiết.
Đây là phương pháp định giá doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Nguyên tắc thực hiện của cách định giá doanh nghiệp này như sau:
Tài sản được thực hiện xem xét trong quá trình thẩm định bao gồm tất cả các tài sản của doanh nghiệp kể cả tài sản hoạt động và tài sản phi hoạt động.
Khi định giá doanh nghiệp theo cơ sở giá trị tài sản, các tài sản được định giá ở thời điểm được định giá, tài sản trong sổ sách kế toán được thẩm định đúng với giá trị trường.
Các khoản tài sản vô hình không thỏa mãn điều kiện ghi nhận trên sổ sách kế toán cần thực hiện phương pháp định giá sao cho phù hợp.
Tài sản hạch toán bằng ngoại tệ thì cần được ứng dụng theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
>>> Đừng bỏ qua: Nhận diện những yếu tố ảnh hướng đến định giá doanh nghiệp
Cách định giá doanh nghiệp này là phương pháp thẩm định cần thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp với giá trị hiện tại của tài sản phi hoạt động ở thời điểm thẩm định.
Doanh nghiệp là công ty cổ phần, phương pháp định giá doanh nghiệp theo chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp được sử dụng với giá định rằng các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp được định giá như các loại cổ phần thường.
Phương pháp này đối với các doanh nghiệp là công ty cổ phần thì sẽ được sử dụng với giả định coi như các cổ phần ưu đãi tương đương với cổ phần thường. Cách định giá doanh nghiệp này cần thực hiện qua nhiều bước và nhiều trường hợp cụ thể khác nhau, tùy vào tình trạng của doanh nghiệp cũng như loại hình công ty mà có những cách định giá doanh nghiệp khác nhau.
Đây là cách định giá doanh nghiệp thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần thẩm định là công ty cổ phần, phương pháp định giá này sẽ coi các cổ phần ưu đãi tương đương với cổ phần thường.
Doanh nghiệp của bạn hiện tại cần thực hiện định giá doanh nghiệp nhằm tạo những lợi ích nhất định trong quá trình giao dịch, liên hệ ngay tới HDS Law để được tư vấn các vấn đề về định giá doanh nghiệp. HDS Law với phương châm “Built on trust” sẽ đem đến cho bạn dịch vụ uy tín nhất.
>>> Xem thêm: Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Liên hệ ngay để nhận tư vấn:
Công ty Luật TNHH HDS (“HDS”) xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Sau đây chúng tôi xin cũng cấp những thông tin chi tiết về các loại phí, lệ phí của Đăng kí Nhãn hiệu.
Chỉ dẫn địa lý là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin pháp lý hữu ích về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Điều kiện, thủ tục, quy trình thành lập văn phòng đại diện nước ngoài là gì? Nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thành lập văn phòng đại diện nước ngoài ở công ty nào?