Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM
Gửi mail cho chúng tôi :
contact@hdslaw.vnGọi ngay cho chúng tôi:
+84 2436 279 5552022-04-14
Trên thị trường hiện nay, việc mua bán và sáp nhập là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều và đây cũng là một xu hướng mới của nền thị trường kinh doanh Việt Nam. Tuy vậy, hai khái niệm này không hề giống nhau và chúng đi liền với nhau nhưng sẽ có sự khác biệt rõ ràng về bản chất. Hãy đồng hành cùng HDS LAW qua bài viết dưới đây để phân biệt mua bán và sáp nghiệp doanh nghiệp là gì nhé!.
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là thuật ngữ được viết tắt của 2 cụm từ Mergers là sáp nhập và Acquisitions là mua lại. Hoạt động mua và sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động giành được quyền kiểm soát thông qua các hình thức sáp nhập hay là mua lại 1 phần doanh nghiệp hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác.
Mua lại doanh nghiệp về bản chất của nó cũng giống như mọi hoạt động mua bán hàng hóa thông thường. Đối với hoạt động mua bán lại doanh nghiệp, đối tượng đặc thù chính là doanh nghiệp hay công ty một thành viên. Việc bạn mua lại doanh nghiệp bản chất của nó là mua lại các quyền lợi và nghĩa vụ của chính doanh nghiệp đem lại, bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần, quyền và nghĩa vụ của cổ đông hay chủ sở hữu. Đây là đặc điểm để phân biệt mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
Theo chế tài quy định luật pháp Việt Nam hiện hành, chỉ đối với công ty tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp của mình. Còn đối với công ty cổ phần nhiều thành viên thì hình thức mua bán đó là giành quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp được thực hiện theo chuyển nhượng cổ phần.
Việc sáp nhập doanh nghiệp được hiểu chung là một hoặc một số công ty bị sáp nhập sẽ tiến hành phương thức sáp nhập vào một công ty, doanh nghiệp khác. Việc sáp nhập doanh nghiệp sẽ tiến hành bằng cách chuyển lại toàn bộ số tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty được nhận sáp nhập. Đồng thời việc sáp nhập cũng sẽ chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập, đi đến tiến hành thủ tục giải thể công ty theo Khoản 1 Điều 195 bộ Luật Doanh nghiệp 2014 quy định.
>>> Đừng bỏ qua: Định giá doanh nghiệp là gì? Tư vấn định giá doanh nghiệp uy tín tại Hà Nội
Việc khác nhau giữa mua bán và sáp nhập doanh nghiệp khác nhau rõ ràng nhất qua hình thức thực hiện:
Sáp nhập doanh nghiệp là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đều bị sáp nhập và được gộp chung lại với tài sản cá nhân của doanh nghiệp được sáp nhập.
Mua bán doanh nghiệp không nhất thiết phải toàn bộ, có thể chỉ là một phần tài sản của doanh nghiệp bị mua lại và phải gộp chung với tài sản của doanh nghiệp mua lại.
>>> Xem thêm: Những hình thức sáp nhập doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam
Sáp nhập doanh nghiệp: Sau khi đã đăng ký đầy đủ giấy tờ kinh doanh, công ty bị sáp nhập phải chấm dứt sự tồn tại, công ty được nhận sáp nhập sẽ hưởng các quyền và lợi ích vốn vốn có và hợp phát theo chế tài của pháp luật. Công ty bị sáp nhập phải chịu trách nhiệm và chi trả toàn bộ về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động dân sự và các nghĩa vụ tài sản khác.
Mua bán doanh nghiệp: Sau khi hợp đồng đã được ký kết và có hiệu lực, công ty bị mua lại sẽ phải chấm dứt hoạt động đối với phần doanh nghiệp bị mua lại. Công ty mua lại đều được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần công ty bị mua lại.
Qua bài viết trên, HDS LAW muốn đem lại lượng kiến thức về các nội dung tư vấn để phân biệt sự khác nhau giữa sáp nhập và mua bán doanh nghiệp.
Chúng tôi luôn không ngừng học hỏi và trao dồi kinh nghiệm, cũng như mở rộng mối quan với các cơ nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nâng cao, đem tới chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với quý khách hàng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn M&A
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Địa chỉ: Văn phòng đại diện tại phòng 401, tầng 4, tòa nhà số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời gian mở cửa: 08h30 - 17h30, từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần.
Đường dây nóng 24/7: (024) 36 279 555 sẵn sàng tiếp nhận mọi cuộc gọi từ Quý khách hàng và đối tác có nhu cầu tư vấn pháp lý.
Email: contact@hdslaw.vn
Website: https://hdslaw.vn
Công ty Luật TNHH HDS (“HDS”) xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Sau đây chúng tôi xin cũng cấp những thông tin chi tiết về các loại phí, lệ phí của Đăng kí Nhãn hiệu.
Chỉ dẫn địa lý là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin pháp lý hữu ích về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Điều kiện, thủ tục, quy trình thành lập văn phòng đại diện nước ngoài là gì? Nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thành lập văn phòng đại diện nước ngoài ở công ty nào?