Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM
Gửi mail cho chúng tôi :
contact@hdslaw.vnGọi ngay cho chúng tôi:
+84 2436 279 5552021-07-17
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp.
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Quy định về Đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 108/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Thay đổi các nội dung ghi nhận trên con dấu như tên công ty, địa chỉ trụ sở.......
- Thay đổi số lượng con dấu
- Thay đổi hình thức mẫu con dấu
- Con dấu bị hư hỏng, không sử dụng được.
Căn cứ theo điều 34 nghị định số 75/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP, và Công văn 9720/BKHĐT-ĐKKD năm 2015 quy định về trình tự thủ tục thay đổi mẫu dấu như sau:
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo về việc thay đổi mẫu dấu (phụ lục II-9 thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục thay đổi mẫu con dấu (Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức cung cấp dịch vụ thay đổi mẫu con dấu và giấy giới thiệu cho người của tổ chức đi nộp hồ sơ)
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố
Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu con dấu cũ của doanh nghiệp được đăng ký trước thời điểm 01/07/2015( dấu do công an cấp) thì: Sau khi con dấu mới đăng ký với phòng đăng ký kinh doanh hoàn tất, doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả lại con dấu, giấy chứng nhận mẫ dấu (được cấp trước đây) cho cơ quan công an. Thành phần hồ sơ gồm:
1. Công văn trả con dấu (tự soạn)
2. Con dấu cũ
3. Giấy chứng nhận sử dụng con dấu cũ
4. Bản sao chứng thực giấy đăng ký thành lập
5. Văn bản ủy quyền/ Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ.
- Nếu con dấu cũ của doanh nghiệp được đăng ký sau thời điểm 01/07/2015 (dấu đăng ký với phòng đăng ký kinh doanh) thì: Sau khi con dấu mới đăng ký với phòng đăng ký kinh doanh hoàn tất; doanh nghiệp tự hủy con dấu cũ, hoặc giữ lại, bảo quản theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu để được bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ thì cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước va được Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ). Trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu muốn chấm dứt hiệu lực bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy, liệu có được chấm dứt hiệu lực bảo hộ hay không và thủ tục như thế nào?
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các sáng chế được tạo ra ngày càng nhiều để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc bảo hộ quyền sáng chế được rất nhiều người quan tâm. Những sáng chế này không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn ra thế giới. Để bảo hộ sáng chế của mình ở đấu trường quốc tế, các chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện việc đăng ký sáng chế quốc tế. Vậy để đăng ký sáng chế quốc tế chúng ta cần phải làm gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Việc bảo hộ các sáng chế sẽ thục đẩy, khuyến khích mọi người tích cực trong việc sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm, quy trình hiệu quả và ưu việt. Vậy phải làm gì để đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế tại Việt Nam.