1
Chat Facebook với Chúng tôi

Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM

Gọi ngay cho chúng tôi:

+84 2436 279 555

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHÀ HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

2021-07-17

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13;
Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
Nghị định số 67/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế;
Nghị định số 155/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
Nghị định số 94/2012/NĐ-CP Quy định về sản xuất, kinh doanh rượu ngày 12 tháng 11 năm 2012;
Nghị định số 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá ngày 27 tháng 6 năm 2013;
Thông tư số 43/2018/TT-BCT Quy định về quản lý an toàn thực phảm thuốc trách nhiệm của Bộ Công thương.

Điều kiện kinh doanh

Ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm thì đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể  theo điều 5 nghị định số 155/2018/NĐ-CP như sau:
-Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trình tự thủ tục

Do ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng là ngành nghề yêu cầu điều kiện, do đó, muốn kinh doanh trong lĩnh vực này, tổ chức cá nhân phải là pháp nhân có kinh doanh ngành nghề liên quan đến dịch vụ ăn uống. Sau khi đã có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ ăn uống, pháp nhân phải xin cấp giấy phép về đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong đó, chúng tôi phân biệt hai trường hợp như sau: 

Trường hợp 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng

Bước 1:  Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp (Được sửa đổi, bố sung bởi Nghị định 108/2018). Theo đó:
Hồ sơ gồm:
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm như sau: 
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
(2)  Điều lệ công ty (áp dụng với tất cả các loại hình doanh nghiệp trừ Doanh nghiệp tư nhân).
(3) Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty Cổ phần) và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Nếu cổ đông công ty là cá nhân/ tổ chức nước ngoài). 
(4) Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên/ cổ đông/ chủ sở hữu công ty là tổ chức). 
(5)  Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân: 
+  CMND/ CCCD/ Hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ tương đương đối với cá nhân là chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên)/ các thành viên công ty (Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty hợp danh)/ các cổ đông (đối với công ty cổ phần);  Người đại diện theo pháp luật của công ty và người đại diện theo ủy quyền của tổ chức. 
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép thành lập hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương nếu là tổ chức.  
(6) Văn bản ủy quyền hợp lệ cho người đi nộp hồ sơ (Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức). 
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03  ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 
Kết quả: Giấy chứng nhận Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Công bố thông tin trên Cổng thông tin Quốc gia 
Đăng ký khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Trường hợp 2: Doanh nghiệp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Xin cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ điều 32 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, theo đó, doanh nghiệp muốn bổ sung kinh doanh nhà hàng cần thực hiện thủ tục như sau:
Hồ sơ gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Biên bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần) về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
- Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh (nếu có);
Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Công bố nội dung thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Kết quả: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp đã đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Căn cứ điều 4, điều 5 thông tư số 43/2018/TT-BCT quy định trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh)
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Nơi nộp hồ sơ: Bộ Công thương/ Sở công thương/Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
Thời gian:
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
- Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Kết quả: Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Ngoài ra cũng cần lưu ý xin thêm một số loại giấy tờ như:
– Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu có bán rượu trong nhà hàng.
– Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong nhà hàng.



 

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan