1
Chat Facebook với Chúng tôi

Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM

Gọi ngay cho chúng tôi:

+84 2436 279 555

Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư [CẬP NHẬT 2022]

2022-04-15

Trong quá trình hoạt động đầu tư, vì một số lý do nhất định mà chủ đầu tư có thể tiến hành quyết định chuyển nhượng dự án đầu tư của mình cho một bên khác thực hiện. Vậy thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư như thế nào và có những điều kiện ra sao? Bài viết sau đây của HDS LAW sẽ giới thiệu đến bạn các thông tin pháp lý hữu ích về việc chuyển nhượng dự án đầu tư.

Khái niệm chuyển nhượng dự án đầu tư

Chuyển nhượng dự án đầu tư là việc nhà đầu tư của dự án chuyển một phần hoặc toàn bộ dự án của mình cho một bên nhà đầu tư khác thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư. Về bản chất, hợp đồng chuyển nhượng là loại hợp đồng buôn bán tài sản nhưng tài sản được giao dịch chính là toàn bộ dự án đầu tư hoặc một phần của nó.

Ngoài ra, trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư có phát sinh thu nhập thì nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật quy định.

>>> Bạn nên xem: Những thông tin giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất

Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

a. Không thuộc một trong những trường hợp bị chấm dứt hoạt động tại khoản 1 Điều 48 của Luật đầu tư:

– Chủ đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;

– Điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng hay điều lệ doanh nghiệp;

– Hết thời hạn hoạt động cho phép của dự án đầu tư;

– Dự án thuộc trường hợp nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động (theo khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật đầu tư):

+ Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp quy định như sau:

  • Để bảo vệ di vật, di tích, cổ vật, bảo vật quốc gia theo Luật di sản văn hóa;

  • Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của các cơ quan nhà nước quản lý về môi trường;

  • Để thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của các cơ quan nhà nước quản lý về lao động;

  • Theo quyết định, bản án của Tòa án và Trọng tài;

  • Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.

+ Thủ tướng Chính phủ ra quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án khi việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

  • Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án hoặc không được tiếp tục dùng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục dùng địa điểm đầu tư.

  • Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời gian 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên hệ được với chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

  • Sau 12 tháng mà chủ đầu tư không thực hiện hay không có khả năng thực hiện dự án đúng theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc các trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án theo quy định.

  • Theo bản án, quyết định của Tòa án và Trọng tài.

b. Đáp ứng các điều kiện đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài.

c. Tuân thủ theo những điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án có sử dụng đất, gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

d. Điều kiện quy định khác tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

>>> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

Để tiến hành thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư, nhà đầu tư cần phải chuẩn bị đầy đủ những văn bản, giấy tờ và tài liệu sau: 

  • Văn bản về việc đăng ký chuyển nhượng dự án. 

  • Quyết định của hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc đại hội đồng cổ đông hoặc thỏa thuận của các bên hợp tác kinh doanh (đối với dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển nhượng dự án đầu tư. 

  • Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư. 

  • Các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng và có xác nhận của bên chuyển nhượng. 

  • Báo cáo về tình hình hoạt động triển khai dự án đầu tư.

  • Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao).

  • Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị chuyển đổi dự án đầu tư.

 

Công ty Luật HDS cung cấp các dịch vụ pháp lý về tư vấn thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư. Qúy khách hàng có nhu cầu hoặc thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Email: contact@hdslaw.vn hoặc Hotline: (024) 36 279 555 của HDS LAW để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan