Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM
Gửi mail cho chúng tôi :
contact@hdslaw.vnGọi ngay cho chúng tôi:
+84 2436 279 5552021-07-17
Căn cứ vào khoản 1 điều 45 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 quy định nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động sau:
+ Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
+ Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
+ Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
+ Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
(i) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a. Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa;
b. Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường;
c. Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
d. Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài; đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
(ii) Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;
+ Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
+ Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
+ Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
- Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có)
Căn cứ điều 37 nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư như sau:
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
- Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp
Thời gian:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư hoạt động theo GCN đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
- 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh;
- 47 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu để được bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ thì cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước va được Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ). Trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu muốn chấm dứt hiệu lực bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy, liệu có được chấm dứt hiệu lực bảo hộ hay không và thủ tục như thế nào?
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các sáng chế được tạo ra ngày càng nhiều để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc bảo hộ quyền sáng chế được rất nhiều người quan tâm. Những sáng chế này không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn ra thế giới. Để bảo hộ sáng chế của mình ở đấu trường quốc tế, các chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện việc đăng ký sáng chế quốc tế. Vậy để đăng ký sáng chế quốc tế chúng ta cần phải làm gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Việc bảo hộ các sáng chế sẽ thục đẩy, khuyến khích mọi người tích cực trong việc sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm, quy trình hiệu quả và ưu việt. Vậy phải làm gì để đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế tại Việt Nam.