Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM
Gửi mail cho chúng tôi :
contact@hdslaw.vnGọi ngay cho chúng tôi:
+84 2436 279 5552021-07-17
Mã ngành 7830
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11
- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chi tiết một số điều của luật lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng và nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Căn cứ vào điều 9 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung hướng dẫn bởi nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép cho trung tâm tư vấn xuất khẩu lao động như sau:
- Vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 5 tỷ đồng;
- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp (Được sửa đổi, bố sung bởi Nghị định 108/2018). Theo đó:
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc tài liệu xác nhận tư cách pháp lý
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu
Bước 2: Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ khoản 1 Điều 10 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 được hướng dẫn bởi thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt dộng dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;
- Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;
- Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
- Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện
- Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
Nơi nộp hồ sơ: Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ lao động - thương binh và xã hội
Thời hạn: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu để được bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ thì cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước va được Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ). Trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu muốn chấm dứt hiệu lực bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy, liệu có được chấm dứt hiệu lực bảo hộ hay không và thủ tục như thế nào?
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các sáng chế được tạo ra ngày càng nhiều để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc bảo hộ quyền sáng chế được rất nhiều người quan tâm. Những sáng chế này không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn ra thế giới. Để bảo hộ sáng chế của mình ở đấu trường quốc tế, các chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện việc đăng ký sáng chế quốc tế. Vậy để đăng ký sáng chế quốc tế chúng ta cần phải làm gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Việc bảo hộ các sáng chế sẽ thục đẩy, khuyến khích mọi người tích cực trong việc sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm, quy trình hiệu quả và ưu việt. Vậy phải làm gì để đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế tại Việt Nam.