Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM
Gửi mail cho chúng tôi :
contact@hdslaw.vnGọi ngay cho chúng tôi:
+84 2436 279 5552021-07-17
Thông tin chung: Thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có mã ngành là 8559 tương ứng với mã phân ngành CPC 929
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/06/2018 về hợp tác và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định điều kiện hoạt động của trung tâm ngoại ngữ như sau:
2.1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
2.2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc tài liệu xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
- Đề xuất dự án đầu tư
- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính
- Hồ sơ địa điểm
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư.
Thời gian: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tùy vào loại hình công ty hồ sơ yêu cầu sẽ khác nhau, theo đó, hồ sơ gồm các tài liệu cơ bản sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc tài liệu xác nhận tư cách pháp lý của cổ đông/ thành viên/ chủ sở hữu
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 05 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp
Ngoài ra, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp và Đăng ký mẫu con dấu và khắc dấu
Bước 3: Xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
Căn cứ Điều 47 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ như sau:
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ; (mẫu số 13 phụ lục Nghị định 86/2018/NĐ-CP)
- Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
- Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.
Thẩm quyền cấp phép:
- Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ trong khuôn viên nhà trường;
- Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc;
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường
Thời hạn: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra theo quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ nếu đủ điều kiện
Kết quả: Quyết định thành lập/cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
Bước 4: Xin cấp Giấy phép hoạt động giáo dục
Cơ sở giáo dục chỉ được đi vào hoạt động sau khi được cấp Giấy phép hoạt động giáo dục. Trong thời hạn tối đa là đủ 24 tháng (2 năm) kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập. Căn cứ Điều 48, Điều 49 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2018/NĐ-CP quy định thủ tục để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục như sau:
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp;
- Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;
- Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm
Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục:
- Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ thuộc trường hợp còn lại
Thời gian: 20 ngày làm việc
Kết quả: Giấy phép hoạt động giáo dục.
Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn nước ngoài khá phức tạp, quý khách hàng chưa nắm rõ về thủ tục này vui lòng liên hệ Công ty TNHH Luật HDS
Địa chỉ: Phòng 401, Toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Hotline:0914.646.357
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu để được bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ thì cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước va được Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ). Trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu muốn chấm dứt hiệu lực bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy, liệu có được chấm dứt hiệu lực bảo hộ hay không và thủ tục như thế nào?
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các sáng chế được tạo ra ngày càng nhiều để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc bảo hộ quyền sáng chế được rất nhiều người quan tâm. Những sáng chế này không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn ra thế giới. Để bảo hộ sáng chế của mình ở đấu trường quốc tế, các chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện việc đăng ký sáng chế quốc tế. Vậy để đăng ký sáng chế quốc tế chúng ta cần phải làm gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Việc bảo hộ các sáng chế sẽ thục đẩy, khuyến khích mọi người tích cực trong việc sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm, quy trình hiệu quả và ưu việt. Vậy phải làm gì để đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế tại Việt Nam.