1
Chat Facebook với Chúng tôi

Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM

Gọi ngay cho chúng tôi:

+84 2436 279 555

Tìm hiểu về mô hình doanh nghiệp gia đình - HDS LAW

2022-04-16

Mô hình công ty gia đình cực kỳ phổ biến hiện nay, nó đã có từ rất lâu đời trước kia và hiện tại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Cụ thể thì mô hình doanh nghiệp gia đình là gì, có những đặc điểm và ưu - nhược điểm ra sao? Cùng HDS Law tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về mô hình kinh doanh công ty gia đình này nhé.

Doanh nghiệp gia đình là gì?

Doanh nghiệp gia đình được hiểu là loại hình doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp. Trong đó những thành viên trong một gia đình sẽ là những người nắm giữ hầu hết số lượng vốn điều lệ hoặc cổ phần của công ty để có thể quyết định cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị. 

Ở những công ty gia đình thì người đại diện gia đình sẽ nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc là Giám đốc. Còn những thành viên khác trong gia đình sẽ vừa là những người chủ sở hữu, vừa là cổ động, người quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp tư nhân thành công ở nước ta đều là những công ty gia đình thành lập nên.

Đặc điểm của doanh nghiệp gia đình

Những đặc điểm chính phổ biến của các doanh nghiệp gia đình đó là:

  • Người chủ sở hữu, nắm các chức danh quản lý và điều hành công ty đều là những thành viên trong gia đình (những người có mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng hoặc rất thân thiết với gia đình)

  • Dường như 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần đều do các thành viên trong  gia đình nắm giữ

  • Nhờ có sự kế thừa từ nhiều thế hệ trước để có thể duy trì và phát triển nên công ty gia đình có thể tồn tại và hoạt động lâu dài hơn những loại hình công ty khác

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách thức chào bán cổ phần ra công chúng - HDS LAW

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp gia đình

Ưu điểm:

  • Có nhiều lợi ích trong việc quản trị, điều hành doanh nghiệp hơn so với những mô hình khác vì quyền sở hữu, quyền lực điều hành sẽ được tập trung vào một cá nhân (thường là chủ gia đình) hoặc cho một nhóm người trong gia đình. Điều này giúp hạn chế được trường hợp người ngoài tham gia quản lý và điều hành doanh nghiệp. Với quyền lực quyết định của cá nhân hay nhóm người này sẽ giúp hình thành cho doanh nghiệp một tầm nhìn có tính dài hạn, tập trung đầu tư để phát triển ưu thế cạnh tranh - điều mà những doanh nghiệp chạy theo kết quả ngắn hạn không thể đạt được

  • Hoạt động quản lý công ty sẽ được áp dụng linh động giữa những điều lệ của doanh nghiệp với những nguyên tắc, truyền thống riêng của gia đình

  • Các thành viên trong công ty gia đình hiểu rõ về nhau từ các điểm mạnh, điểm yếu của từng người nên có thể thực hiện phân công những vị trí, quyền hạn trong tổ chức một cách hợp lý nhất, giảm thiểu được các chi phí quản lý và chỉ cần tập trung vào việc phối hợp, điều hành các bộ phận. Đây là điều mà những mô hình doanh nghiệp khác sẽ phải mất rất nhiều thời gian để theo dõi, phân tích, đánh giá và đào tạo.

  • Các thành viên trong công ty gia đình sẽ có trách nhiệm với công việc, cùng nhau quản lý và đưa ra những quyết định, điều hành công ty nhanh chóng hơn mà không cần đi qua nhiều quy trình phê duyệt nhiều tầng lớp, bộ phận như là ở các mô hình doanh nghiệp khác

  • Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên công ty gia đình có sự tin tưởng cao, mối quan hệ liên kết chặt chẽ nên sẽ tạo được niềm tin cho các đối tác khi muốn thực hiện hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Nhược điểm:

  • Doanh nghiệp gia đình gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn vốn bên ngoài vì bản chất là dạng mô hình quản trị kinh doanh khép kín

  • Hoạt động duy trì của mô hình công ty gia đình sẽ đều là sự kế thừa của thế hệ sau nên sẽ có sự hạn chế nếu năng lực của thế hệ kế thừa vẫn chưa sẵn sẵn, không có năng lực và triển vọng để phát triển doanh nghiệp 

  • Hoạt động quản lý, vận hành của công ty chịu ảnh hưởng nhiều bởi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nên khi có mâu thuẫn nội bộ cũng sẽ là nguyên nhân có thể khiến cho doanh nghiệp tan rã, ngừng hoạt động.

  • Nhiều doanh nghiệp gia đình chú trọng yếu tố kế thừa kinh nghiệm gia đình nhưng không cập nhật sự tiến bộ xã hội khiến cho sản phẩm được sản xuất với kỹ thuật, phương pháp lạc hậu gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh với các đối thủ khác, không còn phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng trẻ.

>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp

Trên đây HDS Law đã giới thiệu đến cho quý khách hàng, quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mô hình công ty gia đình và những đặc điểm nổi bật của mô hình này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn thêm thông tin liên quan thì hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan