Chào mừng bạn đến với HDS LAW FIRM
Gửi mail cho chúng tôi :
contact@hdslaw.vnGọi ngay cho chúng tôi:
+84 2436 279 5552022-04-17
Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong những năm vừa qua, các cơ quan chính phủ đã ban hành rất nhiều cải cách quan trọng về thủ tục cũng như các công cụ nhằm đơn giản hóa việc đăng ký doanh nghiệp. Việc cải cách hiệu quả về quy trình thành lập doanh nghiệp, đơn giản hóa hồ sơ thành lập doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển môi trường đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ về cách đăng ký hồ sơ cũng như những loại giấy tờ thủ tục chính xác khi thành lập công ty. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của HDS LAW để tìm hiểu cụ thể về hồ sơ và quy trình thành lập doanh nghiệp mới nhất hiện nay.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp chính là điều kiện cần để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh. Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, hồ sơ thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau:
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Căn cứ quy định tại Điều 20 của Luật Doanh nghiệp 2014.
- Đối với công ty hợp danh/TNHH/Cổ phần: Căn cứ quy định lần lượt tại Điều 21, 22 và 23 của Luật Doanh nghiệp 2014.
Người đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền để thực hiện đăng ký doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong những phương thức như sau:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Nộp hồ sơ bằng dịch vụ bưu chính chuyển phát;
Nộp hồ sơ bằng mạng thông tin điện tử.
Để tiến hành việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất được cấp theo quy định của cơ quan đăng ký kinh doanh;
Danh sách thành viên (công ty hợp danh và công ty TNHH), danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần);
Giấy tờ chứng thực của cá nhân, tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên và cổ đông sáng lập;
Điều lệ công ty (công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần);
Văn bản xác nhận vốn pháp định theo pháp luật quy định;
Bản sao hợp lệ của chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
>>> Xem thêm: 6 điều cần thiết khi thành lập doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 27 của Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, theo đó quy trình thành lập doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh gồm các bước cụ thể sau đây.
Người đăng ký thành lập doanh nghiệp tiến hành nộp đầy đủ bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo pháp luật quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (cụ thể là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung bên trong hồ sơ.
Tiếp nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp bằng việc Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận, đồng thời trao cho người đăng ký thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được xem là căn cứ để xác định cụ thể về thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký thành lập doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm về việc xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 03 ngày làm việc, tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận thì sẽ có thông báo bằng văn bản đến người thành lập doanh nghiệp, thông báo có nêu rõ lý do và những yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cần thiết.
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ thành lập doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm những giấy tờ khác mà pháp luật không quy định.
Công ty Luật HDS là đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp hiện nay. Chúng tôi cam kết cung cấp cho Quý khách hàng những dịch vụ tư vấn hoàn thiện về chất lượng và độ tin cậy cùng với các giải pháp sáng tạo, toàn diện cho các vấn đề của doanh nghiệp. HDS LAW sở hữu đội ngũ Luật sư và chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm chuyên môn nên đảm bảo phát huy tối đa các thế mạnh sẵn có về nguồn lực của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
Nếu Quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn thành lập doanh nghiệp chất lượng nhất, vui lòng liên hệ ngay Công ty Luật HDS để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Công ty Luật TNHH HDS (“HDS”) xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Sau đây chúng tôi xin cũng cấp những thông tin chi tiết về các loại phí, lệ phí của Đăng kí Nhãn hiệu.
Chỉ dẫn địa lý là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin pháp lý hữu ích về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Điều kiện, thủ tục, quy trình thành lập văn phòng đại diện nước ngoài là gì? Nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thành lập văn phòng đại diện nước ngoài ở công ty nào?